Mỗi sản phẩm là hàng ngàn giọt ximăng do chàng trai này tỉ mẩn nhỏ xuống.
Trước đây, Thắng học và làm cơ khí. Nhưng vì quá hứng thú với những lâu đài hay hòn non bộ, anh quyết định bỏ việc để tập trung thực hiện các sản phẩm và mở Art Thắng Giỏ.
Anh chia sẻ: "Ngày nhỏ, mình hay nghịch cát nhưng mình nghĩ mô hình sẽ không tồn tại lâu được. Mình suy nghĩ cách làm khác để chúng có thể trường tồn và đẹp mãi. Mình tự mày mò chứ không học ai. Phải làm qua nhiều lần, nhiều kiểu, các sản phẩm của mình mới dần tốt hơn".
Nghĩ thế, anh kết hợp cát, nước và ximăng. Sau đó, anh làm chiếc khung bằng sắt theo mô hình muốn tạo, dồi dùng ống xilanh nhỏ từng giọt nhào sẵn lên khung. Nếu cần tạo màu, anh lấy sơn xịt hoặc sử dụng vôi vẽ.
Theo anh, mỗi sản phẩm đều có "linh hồn". Mô hình chỉ thật đẹp khi tạo hình thật cân đối, từng giọt ximăng trên khung phải hạt đều, thẳng.
Nhà thờ đá Sa Pa - Ảnh do nhân vật cung cấp
Để làm được các sản phẩm phải có sự kiên nhẫn cao. Khi tiếp xúc nhiều với ximăng, anh bị dính đầy cùi, đôi khi còn bị loét cả tay. "Muốn đẹp phải "đắp thịt" (đắp ximăng) cho nó, chứ nhìn khung không thì xấu lắm. Nhiều khách khi thấy sản phẩm làm nửa chừng chỉ là "bộ xương không thịt", họ quyết định xù, làm mình rất buồn", anh kể.
Sản phẩm của anh đa phần là các công trình kiến trúc. Nhiều nhà vườn cây cảnh cũng đặt hàng làm tiểu cảnh, hòn non bộ. Giá của các sản phẩm này từ 200.000 đồng, 500.000 đồng đến 10 triệu đồng.
Mỗi sản phẩm anh cần 2 - 3 ngày để thực hiện. Nhưng có công trình kỳ công, anh phải tốn một tháng. "Lúc làm, mình quên hết đi mọi thứ, chỉ thấy thời gian trôi nhanh lắm. Khi xong, mình lại ngồi ngắm nghía mãi mà không chán", Thắng hồ hởi nói.
Các công trình cầu kỳ làm Thắng thỏa mãn đam mê. Trong ảnh là mô hình nhà thờ Sagrada Familia (Barcelona, Tây Ban Nha) - Ảnh do nhân vật cung cấp
Thắng bắt đầu bén duyên với ximăng từ hồi lớp 7, lớp 8 nhưng năm vừa qua anh mới xem đó như nghề chính thức. "Trước đây, mọi người nói là làm trò vớ vẩn, rồi có người thấy đẹp đặt mua, từ đó mình bỏ làm cơ khí, chuyển hẳn sang làm mô hình. Có lẽ đam mê đã ăn sâu vào mình rồi. Mỗi sản phẩm lại khác nhau, mình có thể thỏa sức mày mò, tìm tòi. Tuy nhiên, các sản phẩm chưa được hoàn thiện lắm, mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Mình nghĩ làm đam mê đi cùng với kinh tế sẽ rất khó khăn. Nhưng dù thế nào, mình cũng cố gắng hết sức để theo đuổi, vì đây là công việc mình thực sự yêu thích", anh cho biết.
Anh Thắng còn hào hứng chia sẻ hình ảnh và cách làm cho thành viên các diễn đàn trên mạng xã hội. Anh mong muốn tìm được người có chung niềm đam mê với loại hình mới lạ này.
Một số công trình non bộ của Đức Thắng:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận