25/12/2021 10:45 GMT+7

90% khách sạn đóng cửa, du lịch Việt Nam cần được cấp cứu

DOÃN HÒA
DOÃN HÒA

TTO - Nhiều đề xuất về chính sách hỗ trợ về tài chính, nhân lực để phục hồi, phát triển du lịch Việt Nam khi dịch COVID-19 được kiểm soát đã được đưa ra tại buổi Hội thảo du lịch 2021 tại Nghệ An sáng nay 25-12.

90% khách sạn đóng cửa, du lịch Việt Nam cần được cấp cứu - Ảnh 1.

Hội thảo du lịch 2021 nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, địa phương du lịch - Ảnh: DOÃN HÒA

Hội thảo du lịch 2021 "Du lịch Việt Nam - phục hồi và phát triển" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tỉnh Nghệ An tổ chức tại thị xã Cửa Lò đồng thời kết nối trực tuyến với 19 điểm cầu tại các tỉnh, thành trọng điểm về du lịch trong cả nước.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Đắc Vinh - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - đánh giá trong gần 2 năm qua, do tác động của đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. 

Thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho toàn ngành không đạt được các chỉ tiêu đề ra, chệch hướng quỹ đạo tăng trưởng.

"Hội thảo du lịch 2021 lần này sẽ cung cấp bức tranh tổng thể, bao quát hơn về thực trạng của du lịch thế giới và Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19.

Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, quyết định những chính sách đột phá để phục hồi và phát triển du lịch - một lĩnh vực quan trọng, có sức lan tỏa lớn trong quá trình phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch", ông Vinh nhấn mạnh.

90% khách sạn đóng cửa, du lịch Việt Nam cần được cấp cứu - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Đoàn Văn Việt nhấn mạnh đến một lộ trình tái khởi động và phục hồi cho ngành du lịch Việt Nam khi dịch COVID-19 được kiểm soát - Ảnh: DOÃN HÒA

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Đoàn Văn Việt cho hay, vượt qua đợt dịch thứ 4 cùng chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, Việt Nam đang từng bước dần quay trở lại cuộc sống bình thường mới, với mục tiêu mới mà Chính phủ đã xác định: chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.

Theo ông Việt, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen sống, sinh hoạt cũng như nhu cầu của con người. Những xu hướng du lịch sau đại dịch có thể được dự đoán như: du lịch đến nơi an toàn tránh dịch bệnh, ứng dụng công nghệ quản lý, dịch vụ hạn chế tiếp xúc; du lịch theo những nhóm nhỏ, ngắn ngày, hoạt động nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên, thưởng thức văn hóa ẩm thực…

Để kịp thời nắm bắt những xu thế đó và thích ứng linh hoạt, ông Việt cho rằng cần có nhiều cơ chế, chính sách nhằm phục hồi, phát triển du lịch trong bối cảnh mới.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, lao động ngành du lịch vượt qua khó khăn, như miễn giảm thuế, phí; đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển công nghệ liên quan đến du lịch.

"Một lộ trình tái khởi động và phục hồi cho ngành du lịch Việt Nam là vô cùng cần thiết để đảm bảo từng bước đi vững chắc, tạo đà bứt phá trong tương lai khi đại dịch đi qua", ông Việt nhấn mạnh.

Để "giải cứu" ngành du lịch sau đại dịch COVID-19, ông Nguyễn Quốc Kỳ - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Du lịch Vietravel đề xuất Nhà nước sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay cho lĩnh vực du lịch như: Giảm mức lãi suất vay đang áp dụng, không áp dụng chuyển nhóm nợ; Gia hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu; Triển khai chương trình kích cầu du lịch "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" để khôi phục thị trường du lịch nội địa và "Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn" với khách quốc tế.

90% cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam phải đóng cửa

Theo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, trong suốt 4 đợt bùng phát của dịch COVID-19, các hoạt động du lịch quốc tế đến Việt Nam phải đóng cửa hoàn toàn. Du lịch nội địa hoạt động phụ thuộc vào chu kỳ bùng phát dịch và diễn ra cầm chừng.

Năm 2020, lượng khách quốc tế chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thu du lịch đạt hơn 312.200 tỉ đồng, giảm 59% so với năm 2019.

Năm 2021, có 35% doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép, phần lớn dừng hoạt động. Lĩnh vực lưu trú, chiếm 46% trong cơ cấu tổng thu của ngành du lịch Việt Nam, cũng phải đóng cửa khoảng 90% và hầu như không có khách. Nhân lực ngành du lịch phần lớn bị mất việc làm.

Cần giảm thuế, phí để cứu ngành du lịch Cần giảm thuế, phí để cứu ngành du lịch

TTO - Giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động liên quan đến du lịch, miễn giảm giá vào cửa tham quan du lịch… là các giải pháp được đề xuất giúp ngành du lịch phục hồi và phát triển.

DOÃN HÒA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp