27/02/2023 11:54 GMT+7

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Một văn kiện mang tầm cương lĩnh

‘80 năm qua, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã tỏa sáng những giá trị cốt lõi của một văn kiện mang tầm cương lĩnh’.

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Một văn kiện mang tầm cương lĩnh - Ảnh 1.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng xem triển lãm ảnh 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam được tổ chức bên lề hội thảo - Ảnh: NAM TRẦN

Ông Nguyễn Xuân Thắng - ủy viên Bộ Chính trị, giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - khẳng định về vai trò, giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam tại hội thảo sáng 27-2.

Sáng nay 27-2, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển.

Dự hội thảo có ông Võ Văn Thưởng - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư; ông Nguyễn Xuân Thắng - ủy viên Bộ Chính trị, giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Trọng Nghĩa - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Trần Hồng Hà - phó thủ tướng Chính phủ…

Ngoài hình thức trực tiếp ở Hà Nội, hội thảo còn trực tuyến tại UBND các tỉnh, thành phố.

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Một văn kiện mang tầm cương lĩnh - Ảnh 2.

Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến cả nước - Ảnh: NAM TRẦN

Đề cương về văn hóa Việt Nam - con người phải là trung tâm và mục tiêu của văn hóa

Ông Nguyễn Xuân Thắng phát biểu khai mạc, chỉ đạo và đề dẫn hội thảo.

Ông khẳng định vị trí của văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

"Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã hun đúc, hình thành nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc, thể hiện nổi bật phẩm chất, lương tri, trí tuệ, bản lĩnh và khí phách của con người Việt Nam.

Từ trong cội nguồn sâu thẳm, văn hóa đã trở thành hồn cốt, là điểm tựa, dệt kết nên sức mạnh vĩ đại và trường tồn của sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giành, giữ và bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc", ông Thắng nói.

Trên nền tảng ấy, Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943, do Tổng bí thư Trường Chinh khởi thảo đã có một vai trò rất lớn.

Nó thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng ta về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Một văn kiện mang tầm cương lĩnh - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: NAM TRẦN

Bản đề cương đã tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng văn hóa cho nhân dân, nhất là tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ có tâm huyết, cổ vũ lòng tự hào dân tộc, khích lệ tinh thần dấn thân cho cách mạng, thật sự trở thành ngọn đuốc soi đường cho sự phát triển nền văn hóa mới.

Cách đặt vấn đề ngắn gọn nhưng bản đề cương đã trình bày rất nổi bật quan điểm lý luận, thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của một đảng cách mạng về văn hóa khi Đảng mới chỉ 13 năm tuổi.

Quan điểm "văn hóa là một mặt trận" từ bản đề cương nêu ra đã xác lập vị thế đặc biệt của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa và nhiệm vụ cần kíp "chống lại văn hóa phát xít phong kiến, thoái bộ, nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân" trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc, phát xít, thực dân và phong kiến tay sai bán nước.

Đề cương về văn hóa Việt Nam đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

80 năm qua, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã tỏa sáng những giá trị cốt lõi của một văn kiện mang tầm cương lĩnh.

Ra đời trong thời điểm có tính chất bước ngoặt của lịch sử, bản Đề cương đã khơi dậy tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Từ tinh thần "nghệ thuật vị nhân sinh" của bản đề cương, ngày nay, Đảng ta đã hình thành quan điểm: phát triển con người phải được đặt vào vị trí trung tâm và là mục tiêu của quá trình phát triển văn hóa.

Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa của nhân dân, nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo, trao truyền, đồng thời cũng là chủ thể thụ hưởng những giá trị của nền văn hóa ấy.

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Một văn kiện mang tầm cương lĩnh - Ảnh 4.

Hội thảo nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước - Ảnh: NAM TRẦN

Theo đó, ông Thắng cho rằng văn hóa phải hướng mọi sáng tạo, mọi hoạt động phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân; mặt khác, cần phải vun đắp cho những tài năng văn hóa nghệ thuật, để có những tác giả với những tác phẩm mang giá trị "đỉnh cao";

Kiên quyết chống lại mọi sự xâm lăng về văn hóa, bài trừ các hình thức văn hóa lai căng, mê tín, dị đoan, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.

Ông Thắng đề nghị các nhà khoa học, đại biểu dự hội thảo tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn các vấn đề như:

Khẳng định ý nghĩa khoa học, tầm vóc lịch sử và những giá trị trường tồn của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa đối với phát triển.

Hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách tạo môi trường cho các hoạt động văn hóa và huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người.

Chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hóa có phẩm chất, năng lực chuyên môn xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới.

Thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa phát triển.

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Một văn kiện mang tầm cương lĩnh - Ảnh 5.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng báo cáo tại hội thảo - Ảnh: NAM TRẦN

Xây dựng văn hóa: Lấy cái đẹp dẹp cái xấu

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng báo cáo tại hội thảo một lần nữa khẳng định vai trò như một cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa của Đề cương về văn hóa Việt Nam.

Nó thể hiện tư duy, tầm nhìn, và sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta trong phát triển văn hóa.

Trải qua tiến trình lịch sử với rất nhiều biến động, các giá trị mang tính cương lĩnh của Đề cương vẫn giữ nguyên sức sống và có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Ông Hùng đề xuất một số định hướng và giải pháp phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Theo đó, phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về văn hóa theo tinh thần Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 và Kết luận số 76-KL/TW ngày 4-6-2020.

Kiên trì thực hiện quan điểm đổi mới mạnh mẽ tư duy quản lý từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa".

Nghiên cứu hệ giá trị con người Việt Nam để xây dựng, phát triển con người Việt Nam với những phẩm chất phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.

Phát triển con người gắn với chăm lo và đề cao văn hóa gia đình; đề cao văn hóa trong nhà trường; đề cao văn hóa trong xã hội, lan tỏa những giá trị truyền thống, "lấy cái đẹp dẹp cái xấu" "lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực".

Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ.

Tập trung phát triển các loại hình nghệ thuật, từ nghệ thuật đại chúng đến nghệ thuật bác học theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Phát huy tối đa vai trò của nhân dân với tư cách là chủ thể của sáng tạo và phát triển văn hóa.

Khắc phục một số hạn chế trong vận dụng Đề cương về văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, bên cạnh những giá trị quý báu về nền tảng lý luận, nguyên tắc cốt lõi, những nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam còn có giá trị thực tiễn lớn lao trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong suốt tám thập niên qua.

Nhờ đó, quá trình phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam đã có những bước tiến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên cũng có một số hạn chế trong vận dụng giá trị và nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa khiến cho các quan điểm xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được triển khai mạnh mẽ, chưa thực sự thấm sâu trong các tầng lớp nhân dân.

Việc quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa và con người có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra và còn thiếu khoa học, đồng bộ.

Môi trường văn hóa có lúc, có nơi chưa lành mạnh, có mặt xuống cấp…

80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam: 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam: 'Phải làm văn hóa nở hoa nhưng bớt sâu bọ'

Đề cương văn hóa Việt Nam sau 80 năm vẫn còn nguyên giá trị, nhưng vận dụng phải linh hoạt ở mỗi thời kỳ chứ không đóng khung chết cứng. Đã đến lúc phải đầu tư cho văn hóa một cách tỉnh táo, để văn hóa nở hoa nhưng bớt sâu bọ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp