Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI, phát biểu tại diễn đàn đa phương, sáng 29-10 - Ảnh: TRỌNG LINH
Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh như vậy khi khai mạc diễn đàn đa phương "Ứng phó có trách nhiệm trong quản trị khủng hoảng - chia sẻ kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19" sáng 29-10. Diễn đàn do Samsung Việt Nam, phối hợp với VCCI và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Theo ông Lộc, cuối quý 1 năm 2020, khi đợi dịch đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, "rất nhiều doanh nghiệp lao đao, gặp muôn vàn khó khăn và nhiều doanh nghiệp lo ngại không thể trụ vững".
Tuy nhiên, theo khảo sát mới nhất của VCCI, đến cuối quý 3 thì có đến 80% doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp không sa thải lao động, chỉ giãn việc, giảm giờ làm, giảm lương, và nỗ lực này của doanh nghiệp đã được người lao động chia sẻ, cảm thông để chung tay đẩy lùi dịch bệnh…
Ông Lộc cho rằng biết nhiều doanh nghiệp đã biến "nguy thành cơ", doanh nghiệp dệt may thì chuyển sang may khẩu trang xuất khẩu, có doanh nghiệp thì sản xuất các vật dụng, thiết bị y tế…
Theo ông Ngọ Duy Hiểu, phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, tính đến thời điểm này, COVID-19 đã khiến khoảng 7,8 triệu người lao động bị ảnh hưởng khi phải giãn việc, nghỉ việc luân phiên, ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương. Nhiều người lao động, nhất là công nhân và một bộ phận giáo viên ngoài công lập vốn có thu nhập không cao, nay bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Chính phủ, các doanh nghiệp cũng như Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ người lao động. "Các cấp công đoàn sẽ luôn luôn tích cực, chủ động, trách nhiệm cùng với hệ thống chính trị, người sử dụng lao động chủ động vào cuộc để phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động", ông Hiểu phát biểu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận