10/03/2016 15:32 GMT+7

​8 phim về thảm họa có thể bạn chưa biết

ĐỨC TRẦN
ĐỨC TRẦN

TTO - Khác với bom tấn Hollywood chi hàng triệu USD quảng cáo, nhiều tác phẩm đề tài thảm họa tuy khiêm tốn về độ phủ sóng nhưng không vì thế mà mất đi sức hấp dẫn riêng.

Hiệu ứng mà bộ phim The wave mang lại có thể khiến bạn… đứng tim

 

1/ The Wave (Na Uy, 2015)

Đại diện tranh giải Phim nói tiếng nước ngoài năm rồi có The Wave - phim có doanh thu cao nhất tại Na Uy do Roar Uthaug - một đạo diễn mới 42 tuổi dàn dựng.

Không như một số phim cùng đề tài sóng thần của Mỹ như The Impossible, Hereafter… ; The Wave có kịch bản khá thông minh nhưng lại dễ hiểu và mang cả thông điệp thời sự. Chính yếu tố này tạo được niềm tin nơi người xem, rằng viễn cảnh khủng khiếp trên phim hoàn toàn có thể xảy ra nếu ý thức của nhân loại còn tồi tệ.

Chỉ với kinh phí khoảng 6 triệu USD, hiệu ứng mà bộ phim mang lại có thể khiến bạn… đứng tim!

4:44 Last Day on Earth chỉ dài 84 phút nhưng nặng nề như 84 giờ đồng hồ!

 

2/ 4:44 Last Day on Earth (Mỹ, 2012)

Ra mắt tại LHP Venice, tác phẩm của bậc thầy Abel Ferrara vấp phải tranh cãi ở khâu dàn dựng. Vẫn sử dụng hiệu ứng âm thanh - hình ảnh riêng biệt, giàu cá tính, 4:44 Last Day on Earth gói gọn trong căn phòng với hai nhân vật đang chờ để đếm tới lúc Thế giớ kết thúc.

Họ trò chuyện, ăn uống, hành xác rồi yêu đương nhau… Họ là đại diện cho một góc nhìn phiến diện của tác giả về ý thức loài người trước khi họ biết mình biến mất trên cõi đời. Phim chỉ dài 84 phút nhưng nặng nề như 84 giờ đồng hồ!

The Tower thu hơn 36 triệu USD tiền vé

 

3/ The Tower (Hàn Quốc, 2012)

Chuyện phim vay mượn chi tiết 11-9 bằng hình ảnh hai chiếc trực thăng tấn công vào tòa nhà cao nhất Hàn quốc, sắp giết đi hàng trăm người có mặt tại đó đang tham dự tiệc tất niên đón giao thừa.

Đạo diễn bộ phim cho biết ông đã mất hai năm nghiên cứu phần kĩ xảo để đem lại hiệu ứng hình ảnh mãn nhãn. Ngoài yếu tố kĩ thuật, sự liên kết đầy bất ngờ của các nhân vật trong phim đã khiến The Tower trở thành tác phẩm ăn khách nhất Hàn Quốc năm 2013 với hơn 36 triệu USD tiền vé.

Take Shelter - bộ phim kỳ lạ của Jeff Nichols với những bí ẩn không lời giải đáp 

 

4/ Take Shelter (Mỹ ,2011)

Bộ phim kỳ lạ của Jeff Nichols với những bí ẩn không lời giải đáp, như chính nhân vật trong phim. Đó là Curtis - một người lao động phổ thông, sống cùng vợ và con tại một vùng ngoại ô yên ả.

Trong những giấc mơ, anh nhìn thấy một cơn bão lớn với lốc xoáy kinh hồn sắp tấn công thị trấn, sẽ cuốn sạch tất cả, giết chết cả gia đình anh. Mưa đá, chim di trú… những hiện tượng siêu nhiên càng khiến anh tin rằng cơn bão đang mỗi lúc một mạnh và đến bất kì khi nào, nhưng liệu đó chỉ là suy đoán của Curtis?

Kristen Dunst đoạt giải Ảnh hậu nhờ vai cô dâu Justine sầu thảm trong Melancholia

 

5/ Melancholia (Đan Mạch, 2011)

Nhiều nhà phê bình tiếc cho đạo diễn Lars Von Tier khi ông phát ngôn ngông tại LHP Cannes năm đó, dẫn tới việc bộ phim về ngày tận thế của ông mất đi cơ hội đạt giải Cành cọ vàng. Tuy nhiên, Kristen Dunst đoạt giải Ảnh hậu nhờ vai cô dâu Justine sầu thảm nhưng thản nhiên trước thiên tai sắp ập đến trái đất.

Với hiệu ứng hình ảnh độc đáo, tài kể chuyện tuyệt vời, Lars để lại cảm xúc lẫn lộn cho những ai trót xem Melancholia và mường tượng về một phim thảm họa có những cái chết, có sự sụp đổ, máu và xác người… Lars Von Tier không khai thác điều đó, vì các nhân vật sống động đã đủ làm phim căng thẳng.

Nguồn: tumblr.com
Melancholia. Nguồn: tumblr.com
Cảnh trong phim Perfect Sense

 

6/ Perfect Sense (Mỹ, 2011)

Nhìn tấm áp phích, người ta dễ lầm tưởng Perfect Sense là một phim tình cảm ướt át. Đó có lẽ là chủ đích của ê-kíp làm bộ phim này, bởi nó không phải là câu chuyện tình… bình thường.

Ewan McGregor và Eva Green chưa bao giờ xuất sắc hơn trong vai trò diễn xuất như lần kết hợp trong phim này. Họ đóng vai đôi nhân tình sống trong thành phố đang mắc phải một dịch bệnh kỳ lạ: mất đi một giác quan quan trọng. Xã hội bắt đầu nhiễu nhương, đôi tình nhân loạn lạc ấy làm gì để tồn tại? Liệu bệnh dịch… nhè nhẹ có phải là tiền đề cho một ngày tận thế gần kề?

Tidal Wave  - phim đầu tiên của điện ảnh Hàn Quốc làm về thảm họa sóng thần

 

7/ Tidal Wave (Hàn Quốc, 2009)

Sự lớn mạnh của điện ảnh Hàn quốc là điều không thể phủ nhận, khi họ lần lượt giới thiệu nhiều cuốn phim hấp dẫn thuộc mọi thể loại. Một trong những bộ phim mà bạn chưa biết đến nhưng nên xem là Tidal Wave - phim đầu tiên của điện ảnh nước này làm về thảm họa sóng thần.

Đặt yếu tố nhân văn lên hàng đầu, câu chuyện xúc động có thể lấn át phần kỹ xảo của phim. Và nhìn chung, Tidal Wave cho thấy Hàn quốc không còn là một ngành công nghiệp điện ảnh non trẻ.

The Mist chuyển thể từ truyện ngắn của bậc thầy Stephen King

 

8/ The Mist (Mỹ, 2007)

Pha yếu tố kinh dị rùng rợn, thực chất The Mist lại là bộ phim về thảm họa diệt vong của loài người trước sự tấn công ồ ạt của quái vật ngoài hành tinh, thông qua một lỗ hỏng vũ trụ.

Chuyển thể từ truyện ngắn của bậc thầy Stephen King, đó cũng là lí do duy nhất để bạn xem The Mist vì phim không có lấy một ngôi sao nào, nhà phát hành phim lại rất nhỏ và không có chiến dịch quảng bá. Nhưng thật sai lầm nếu như bạn bỏ qua tác phẩm hồi hộp đến phút cuối cùng này. Tuy là giả thiết của tác giả, nhưng bộ phim thật đến nỗi nó có thể khiến ta tự hỏi liệu hố đen vũ trụ có thật sự tồn tại?

Phim đề tài thảm họa đầu tiên ra mắt giới mộ điệu là một phim câm - Fire năm 1901, mô tả cảnh tượng khủng khiếp của một căn nhà bị cháy!

Từ đó đến nay, thể loại phim này tập trung khai thác các yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo, từ động đất đến thiên tai lũ lụt, nạn đói, virus, thậm chí kể cả những tai nạn hàng không… cũng được xếp vào thể loại phim đề tài thảm họa.

Điển hình cho thành công của dòng phim này là Titanic (1997) với hình ảnh con tàu huyền thoại chìm sâu dưới đáy đại dương.

thảm họa từ thiên nhiên, nhiều nhà làm phim Hollywood bắt đầu “lấn sân” sang lĩnh vực… tiên tri khi cho ra đời nhiều phim diệt vong, tận thế, hậu tận thế. Nổi tiếng nhất có thể nhắc tới 2012 từng ám ảnh không ít người vào năm 2009.

Tuy nhiên đạo diễn của phim - Roland Emmerich, người chuyên trị thể loại phim thảm họa, đã có hai tác phẩm lớn trước đó là Independence Day (1996) và The Day After Tomorrow (2004) đều mô tả thế giới sẽ tận diệt theo nhiều cách khác nhau. 

ĐỨC TRẦN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp