16/09/2017 15:56 GMT+7

8 nguyên nhân khiến nhập siêu từ Thái Lan tăng mạnh

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Theo báo cáo của Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan tăng nhanh.

8 nguyên nhân khiến nhập siêu từ Thái Lan tăng mạnh - Ảnh 1.

Giai đoạn 1995-2008, kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ mức 541 triệu USD năm 1995 lên mức 6,2 tỷ USD năm 2008 (tăng trên 11,4 lần) với tốc độ tăng trưởng trung bình vào khoảng gần 20,6%/năm. Mức nhập siêu từ thị trường Thái Lan cũng tăng từ 339 triệu USD năm 1995 lên 3,62 tỷ USD năm 2008, tăng trung bình 20%/năm cho cả giai đoạn 1995-2008.

Trong giai đoạn 2009-2016, tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam-Thái Lan ở mức thấp hơn, đạt khoảng 11,7%/năm, từ mức 5,78 tỷ USD năm 2009 lên 12,54 tỷ USD năm 2016, nhập siêu tăng từ 3,25 tỷ USD năm 2009 lên 5,16 tỷ USD năm 2016.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt khoảng 9,64 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan đạt khoảng 3,07 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan đạt 6,57 tỷ USD, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 3,5 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Năm nhóm mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2017 là: Hàng điện gia dụng và linh kiện (646 triệu USD), rau quả (618 triệu USD), ô tô nguyên chiếc (432 triệu USD), xăng dầu các loại (406 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (403 triệu USD), linh kiện phụ tùng ô tô (340 triệu USD).

Lý giải về tình trạng nhập siêu tăng nhanh, đại diện Vụ Thị trường châu Á-châu Phi đã phân tích 8 nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, chúng ta vẫn nhập khẩu từ Thái Lan các mặt hàng điện, điện tử gia dụng và linh kiện, rau quả, máy vi tính, sản phẩm nhựa, sắt thép, các sản phẩm gia dụng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, đồ dùng nhà bếp, sản phẩm nội thất… Riêng năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện, linh kiện phụ tùng ô tô, ô tô nguyên chiếc, rau quả đã chiếm tới 30% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan.

Thứ hai, Việt Nam đang thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hiện Việt Nam đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với xấp xỉ 90% tổng số dòng thuế và sẽ xóa bỏ thuế đối với 98% số dòng thuế vào năm 2018.

Thứ ba, Thái Lan đã thiết lập được các kênh phân phối vững chắc và đang tiếp tục mở rộng tại Việt Nam. Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan đã tiến hành mua bán, sáp nhập các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam thời gian qua là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Thái đưa trực tiếp hàng Thái tới người tiêu dùng Việt Nam.

Thứ tư, thực tế, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý ưa chuộng hàng Thái Lan, cả về giá cả, mẫu mã và chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng điện, điện tử, sản phẩm gia dụng, hoa quả và hàng tiêu dùng khác.

Thứ năm, Chính phủ Thái Lan dành ngân sách khá lớn cho việc triển khai với quy mô lớn và có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Hàng năm, có khoảng 12 đến 20 hội chợ hàng Thái được Bộ Thương mại Thái Lan tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh/thành phố khác.

Thứ sáu, nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan thuộc nhóm cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất, tiêu dùng chiếm tới 50% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan, gồm có: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; xăng dầu các loại; chất dẻo nguyên liệu; hóa chất; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; vải các loại; giấy các loại; xơ, sợi dệt các loại; thức ăn gia súc và nguyên liệu...

Thứ bảy, các hoạt động mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam cũng dẫn tới việc tăng nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Cuối cùng là do trước đây, nhiều mặt hàng tiêu dùng chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, nay chuyển sang nhập khẩu từ Thái Lan do người tiêu dùng đánh giá tốt hàng Thái so với hàng Trung Quốc.

Trong bối cảnh Việt Nam đang nhập siêu từ Thái Lan và con số này ngày càng tăng thêm khi người Việt đang có xu hướng "sính ngoại", cần bàn các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, khắc phục tình trạng nhập siêu, hướng tới mục tiêu cân bằng hơn trao đổi thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật không phải biện pháp để hạn chế hàng nhập khẩu từ Thái Lan. Trong hội nhập, vấn đề năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp