16/12/2013 11:53 GMT+7

77 việc phụ nữ không được làm: không làm lấy gì ăn?

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Đánh giá thông tư số 26/2013 của Bộ LĐ-TB&XH về 77 việc phụ nữ không được làm, nhiều bạn đọc cho rằng đây là một quy định nhân văn. Nhưng bạn đọc cũng nghi ngại về tính khả thi của thông tư này.

8jgsmkXy.jpgPhóng to
Bà Nguyễn Thị Mai vác bao hàng nặng hơn 50kg ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Theo quy định, từ hôm nay bà không được làm việc nặng này? - Ảnh tư liệu

Bạn đọc Đỗ Tuấn Nghĩa (tuannghia_70@...) nhận xét: Thiết nghĩ quy định này rất nhân văn. Quan tâm tới phụ nữ là cần thiết. Nhưng thực tế không hề đơn giản. Ban hành ra văn bản này liệu có thực thi được không, khi mà hoàn cảnh vì miếng cơm manh áo cực chẳng đã phụ nữ vẫn phải làm những việc mà quy định cấm?

Bạn đọc Anh Nguyễn (anhnguyen.lk@...) đặt câu hỏi: Cấm rồi người ta lấy gì ăn? Đâu phải ai cũng đi làm công việc khác được mức lương như vậy? Ai cũng muốn ngồi phòng máy lạnh, lương cao, không độc hại chứ có ai muốn làm công việc cực nhọc mà lương không ổn định đâu. Cấm người ta làm rồi không lo giải quyết việc làm cho họ, vậy con cái, cha mẹ của họ ai nuôi?

Bạn đọc Phạm Công Thành (phamcongthanhxtdt@...) lý giải: Cả nam lẫn nữ, ai cũng muốn có nghề nhẹ nhàng, thu nhập cao nhưng mong muốn nào dễ dàng thành hiện thực. Nếu không làm việc nặng nhọc độc hại trong khi chưa có việc khác thì lấy gì sống? Ai lo cho cuộc sống của họ? Chúng ta biết rằng quy định, thông tư này mang tính nhân ăn và nhân đạo, muốn dành ưu tiên cho nữ giới tránh việc nặng và độc hại. Nhưng còn thiếu chính sách để thông tư đi vào cuộc sống. Nếu không có việc làm, ta giải quyết đời sống ra sao?

Bạn đọc Mỹ Dung (dung.hathimy@...) phân tích: Nếu có điều kiện được ăn học đến nơi đến chốn, có cơ may được làm việc trong các tòa cao ốc văn phòng, hay có đủ tài chính để có thể tự mở cơ sở kinh doanh riêng, hay may mắn sinh ra trong gia đình giàu có thì người phụ nữ nào cam chịu làm công việc vất vả để có tiền mưu sinh nuôi bản thân và gia đình?

Thoạt nhìn, quy định này sao mà "nhân văn" quá, phái nữ thì không được làm việc nặng. Thế nhưng giờ cấm tất cả thì làm sao có thực mới vực được đạo. Có những công việc tuy nặng nhọc nhưng lương thiện. Giờ cấm thì sao? Chẳng lẽ chuyển qua các công việc như xin ăn, hay "kinh doanh vốn tự có" để không phạm luật mới ban hành?

Bạn đọc Thanh Như so sánh: Quy định này gây hại nhiều hơn lợi. Tôi là một phụ nữ làm trong nghề kỹ thuật, tôi thấy có những ngành trong danh sách cấm phụ nữ rất vô lý. Phụ nữ VN và cả thế giới có thể làm những ngành này bình thường. Dưới đây là những việc như thế.

8. Lắp đặt giàn khoan trên biển.

9. Khoan thăm dò giếng dầu và khí.

10. Làm việc theo ca thường xuyên ở giàn khoan trên biển

23. Các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch).

24. Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đà.

26. Lái xe lửa

30. Lái ôtô có trọng tải trên 2,5 tấn

35. Mổ tử thi, liệm, mai táng người chết

36. Đổ bêtông dưới nước

Tôi đã gặp nhiều phụ nữ VN và phương Tây làm những nghề này. Bây giờ cấm không cho làm thì họ biết làm gì để sống. Thay vì nâng cao quy định an toàn lao động thì chúng ta lại cấm, thật vô lý!

Bạn đánh giá như thế nào về quy định này? Theo bạn, nên bổ sung những công việc nào khác vào danh mục cấm? Những quy định liên quan đáng học hỏi của nước ngoài...

Mời bạn chia sẻ cùng TTO qua địa chỉ email [email protected] hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài.

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp