Chuyển đổi số: xu hướng tất yếu của ngành du lịch
Theo dữ liệu của nền tảng Klook - nền tảng thương mại điện tử về trải nghiệm và du lịch - cho thấy 54% gen Z ở châu Á - Thái Bình Dương và 69% gen Z ở Việt Nam sử dụng mạng xã hội làm công cụ đầu tiên để tìm cảm hứng và lập kế hoạch du lịch.
67% du khách ở châu Á - Thái Bình Dương và 73% ở Việt Nam thích kiểm tra các đánh giá, các đề xuất du lịch trên mạng xã hội khi lên kế hoạch cho kỳ nghỉ và xem đó là nguồn thông tin quan trọng trước khi đặt vé.
"Những du khách thế hệ kỹ thuật số khao khát tính chân thực. Các nội dung ngắn gọn, dễ chia sẻ nhưng đảm bảo đầy đủ thông tin trên các thiết bị di động được họ yêu thích" - ông Nguyễn Huy Hoàng, giám đốc điều hành Klook Việt Nam, nhận định.
Dễ thấy, ngành du lịch đang đứng trước sự dịch chuyển mạnh mẽ khi giới trẻ ngày càng hoạt động trên mạng nhiều hơn, đặc biệt sau dịch COVID-19, chuyển đổi số ngành du lịch càng bùng nổ.
“Không giống các thế hệ trước, từ cảm hứng du lịch cho đến đặt vé, chọn địa điểm xê dịch của người trẻ gần như phụ thuộc hoàn toàn mạng xã hội. Đây được xem là điều bình thường mới”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Thời kỳ của các đại lý du lịch trực tuyến và ứng dụng du lịch
Những năm gần đây, không khó nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của các kênh đại lý du lịch trực tuyến, một số "ông lớn" có thể kể đến như Booking, Agoda, Traveloka…
Khách hàng, đặc biệt người trẻ, luôn có xu hướng tìm kiếm sự tiện lợi. Các trang web, app điện thoại về du lịch với lợi thế tối ưu, cho phép đặt chỗ mọi lúc mọi nơi, cung cấp các đánh giá, thông tin tổng quan ngày càng trở thành địa chỉ quen thuộc của dân mê xê dịch.
Ông CS Soong - phó tổng giám đốc phát triển thị trường tại Klook - cho biết kết quả kinh doanh của nền tảng thương mại điện tử về các dịch vụ du lịch này đã cán mốc 3 tỉ USD, tăng gấp 3 so với thời điểm trước dịch, bất chấp bối cảnh du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương chưa hồi phục hoàn toàn.
“Sự tăng trưởng này nhờ nỗ lực đa dạng sản phẩm và dịch vụ du lịch của Klook. Nền tảng của chúng tôi hiện cung cấp hơn 530.000 hoạt động tại hơn 2.300 điểm đến trên toàn thế giới, từ các hoạt động vui chơi như công viên giải trí, công viên nước, bảo tàng, tour khám phá tại điểm đến, các dịch vụ du lịch như đưa đón sân bay, thuê ô tô, vé tàu...”, ông Soong cho biết.
Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử này cũng chú trọng triển khai các chiến dịch marketing kết hợp cùng người nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội… nhằm dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng là những người trẻ.
Song song đó, Klook cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ AI nhằm xây dựng chatbot Klook AI (K.AI) giúp khách hàng trong việc lập kế hoạch du lịch và quyết định đặt vé.
Nhận định thị trường từ giờ tới cuối năm, ông Hoàng cho rằng nhu cầu du lịch sẽ còn tăng mạnh và dẫn chứng số liệu từ Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ghi nhận 86 triệu khách nội địa, tăng 44% so với năm 2019.
Theo đó, dịp lễ cuối năm sẽ giúp nhu cầu du lịch tăng mạnh. Để kích cầu thị trường, nền tảng này cũng tung hàng loạt ưu đãi khủng như tặng 10.000 vé miễn phí tới hầu hết công viên giải trí và công viên nước nổi tiếng trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, nhiều ưu đãi, khuyến mãi như mua 2 tặng 1, mua 3 tặng 1 cho các công viên hàng đầu như Sun World, Disneyland, VinWonders cũng sẽ được áp dụng cho những ngày song trùng cuối năm và Tết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận