Người xem tìm thấy một Hà Nội quá ngột ngạt bởi tắc đường, xây dựng bề bộn, xám xịt ô nhiễm, lẫn một Hà Nội nên thơ với những mảnh thiên nhiên, những khu tập thể yên bình trong triển lãm ‘Lớp love Hà Nội’.
Trong đĩa than Thanh âm Hà Nội có các ca khúc kinh điển về Hà Nội, có cả hiệu lệnh báo động phòng không thủ đô, tiếng tàu điện, đặc biệt lễ thượng cờ lúc 6h sáng ở quảng trường Ba Đình - một hình ảnh gắn liền với người dân Hà Nội bao lâu nay…
70 năm tiếp quản thủ đô: Ta đã về đây Hà Nội ơi! -Kỳ cuối: Chia tay những người bạn Liên Xô đặc biệt
Mồng 9-10-1954! Ngày hôm nay sẽ đi vào lịch sử của nhân dân Việt Nam như một trong những ngày tươi sáng nhất...
"Đi hay ở" là câu hỏi lớn của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, nhà tư sản Hà Nội năm 1954 và rất nhiều người đã chọn ở lại.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nghẹn lời khi nhớ lại giây phút hạnh phúc của nhiều người Hà Nội 70 năm trước trong chương trình Hà Nội - Bản hùng ca phố. Lúc ấy, ông là một trong những chiến sĩ tự vệ trẻ tuổi nhất Nhà máy điện Bờ Hồ.
Hà Nội đầu những năm 1990 đã lác đác xe máy, ô tô nhưng đầy đường vẫn là xe đạp, xích lô, những người đàn ông đội mũ cối, đi dép tổ ong, những bé gái đan len ngoài đường hay bán báo dạo.
Những cuốn sách bìa minh họa rất có hồn, dù giấy tối màu, chữ khó đọc nhưng chứa đựng những thông tin chân thật và cảm động về Hà Nội hai tuần trăng khói lửa, về ngày tiếp quản thủ đô… đang được giới thiệu.
'Hà Nội - Bản hùng ca phố' và 'Nhớ về Hà Nội' - hai chương trình ca nhạc đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10-10-1954) phát sóng trên VTV1 và HTV9.
Kết quả cuộc tìm kiếm những bức ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô trong các gia đình người Hà Nội 20 năm trước đã hé lộ nhiều câu chuyện cảm động về người trong ảnh lẫn người chụp ảnh.
Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội tại trụ sở báo Nhân Dân ở Hà Nội cho phép người xem được hòa mình vào 20 vạn người dân Hà Nội đón đoàn quân về tiếp quản thủ đô 70 năm trước, nhờ công nghệ thực tế hỗn hợp (mixed reality).
Những ngày đầu tháng 10, Hà Nội sôi động lại thêm lung linh với cờ hoa rợp phố trong nắng thu vàng mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô 10-10.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô, Nhà xuất bản Trẻ phát hành truyện phim 'Lũy hoa' của Nguyễn Huy Tưởng tái hiện 60 ngày đêm quân, dân ta chiến đấu quả cảm để bảo vệ thủ đô, mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc.
Bệnh viện Nhi Hà Nội đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ giảm tải cho Bệnh viện Nhi trung ương, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Những ai từng trải qua những ngày khốc liệt ở Điện Biên Phủ càng thấu hiểu ý nghĩa của chiến thắng và ngày được trở về Hà Nội.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa, người người náo nức trong ngày đón đoàn quân về giải phóng thủ đô 10-10-1954 đã đi vào nhiều tác phẩm hội họa rất đẹp và tình cảm.
Thầy Khang - chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie - chia sẻ như vậy trong lễ biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh "Công dân thủ đô ưu tú" năm 2024, diễn ra sáng 8-10 tại Cung hữu nghị Việt - Xô.
Sáng 8-10, tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô, TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh "Công dân thủ đô ưu tú" năm 2024.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu của TP trong thời gian qua.
Ngồi xem những thước phim về bố Trần Duy Hưng, trong đó có những hình ảnh, đoạn phim chưa từng thấy trước đây, bà Trần Ánh Tuyết - con gái bác sĩ - nói bà xúc động và nhớ bố vô cùng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh dâng hương tại nhà tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tại Nhà lưu niệm đồng chí Trần Duy Hưng (quận Nam Từ Liêm) nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô.