09/11/2020 09:19 GMT+7

7 vấn đề nóng đang chờ tân tổng thống Mỹ giải quyết

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Đài France Info (Pháp) xác định có 7 chủ đề lớn mà người chiến thắng kỳ bầu cử 2020 phải giải quyết.

7 vấn đề nóng đang chờ tân tổng thống Mỹ giải quyết - Ảnh 1.

Họa sĩ ở TP Mumbai, Ấn Độ vẽ tranh chân dung ông Biden và bà Harris. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau khi viết dòng tweet chúc mừng ông Biden đã có lời nhắn nhủ về "niềm tự hào vô bờ" với bà Kamala Harris bởi bà có mẹ là một người Ấn Độ Ảnh: Reuters

1. Kiềm chế đại dịch COVID-19

Trong chiến dịch tranh cử, ông Joe Biden đã từng chỉ trích Tổng thống Trump: "Chúng ta rơi vào cuộc khủng hoảng này gần 8 tháng rồi mà tổng thống vẫn chưa có kế hoạch đối phó. Ông ấy đã bỏ rơi, ông ấy bỏ rơi các bạn, ông ấy bỏ rơi gia đình bạn và ông ấy bỏ rơi nước Mỹ".

Ông Biden đã cam kết xây dựng ngay kế hoạch quốc gia phòng chống COVID-19 bao gồm cung cấp vắcxin miễn phí cho mọi người dù có bảo hiểm y tế hay không. 

Ông muốn tận dụng thời gian chuyển tiếp (trước lễ nhậm chức dự kiến vào ngày 20-1-2021) để tham khảo ý kiến các thống đốc bang.

Sau khi nhậm chức, ông sẽ kêu gọi Quốc hội thông qua đạo luật tài trợ cho cuộc chiến chống COVID-19 và bắt buộc đeo khẩu trang trong các tòa nhà liên bang cũng như trên các phương tiện giao thông giữa các bang.

2. Vực dậy kinh tế Mỹ

Tháng 2-2020, tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức 3,5%. Chín tháng sau, tỉ lệ này tăng lên 7,9%, sau khi vọt đến cao điểm 14,7%. Hiện 3,8 triệu người khai báo "mất việc vĩnh viễn" so với 2 triệu người hồi tháng 4-2020.

Ông Biden đã cam kết chi 700 tỉ USD hỗ trợ sản xuất, gồm 400 tỉ USD mua các sản phẩm "made in USA" và 300 tỉ USD phân bổ cho nghiên cứu và phát triển trong nhiều lĩnh vực như xe điện, 5G, trí tuệ nhân tạo.

Kế hoạch kích thích kinh tế này sẽ khôi phục hàng triệu việc làm đã mất và tạo thêm 5 triệu việc làm mới.

Đến tháng 10-2020, đã có 11,4 triệu việc làm được bố trí so với 22 triệu việc làm bị mất trong tháng 3 và tháng 4. Các nhà quan sát ước tính phải mất gần một năm rưỡi để thị trường lao động hồi phục.

3. Giảm bớt rạn nứt chủng tộc

Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã tố cáo "chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mang tính thể chế" và phản đối chuyện Tổng thống Trump sử dụng "binh sĩ Mỹ chống lại người dân Mỹ". 

Ông luôn ủng hộ biểu tình ôn hòa nên chỉ trích chủ trương nêu trên là nguyên nhân thúc đẩy không khí bạo lực và hận thù.

Vài ngày sau khi cảnh sát gây ra cái chết của người da màu tên George Floyd ở Minneapolis, ông Biden phát biểu: "Hận thù ẩn giấu chứ không biến mất và khi ai đó có quyền lực hít thở trong bầu không khí hận thù tiềm ẩn ấy, hận thù sẽ thoát khỏi nơi ẩn náu".

4 Gia nhập trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Joe Biden đã cam kết sẽ đưa nước Mỹ gia nhập trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ngay sau khi ông nhậm chức. 

Hành động này mang ý nghĩa rất biểu tượng, như báo Le Monde bình luận: "Hành động này đánh dấu sự trở lại của Mỹ trên các diễn đàn đa phương và cộng đồng chung vận mệnh toàn cầu".

5. Xoa dịu quan hệ với Bắc Kinh

Nói chung quan hệ Mỹ - Trung bị xấu đi dưới thời Tổng thống Donald Trump. Sắp tới, căng thẳng có thể sẽ giảm bớt. 

Về kinh tế, ông Biden sẽ thừa hưởng chính sách áp thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc và có thể sẽ không thay đổi ý kiến về việc loại trừ thiết bị Huawei trong lắp đặt mạng 5G ở Mỹ và các nước khác.

6. Kết nối trở lại với các tổ chức quốc tế

Ngoài cam kết về Hiệp định khí hậu Paris, ông Biden còn hứa hẹn khôi phục đóng góp tài chính của Mỹ đối với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đưa Mỹ gia nhập trở lại tổ chức UNESCO mà ông Trump từng cáo buộc "chống Israel", đưa Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

NATO dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3-2021 để "đoàn kết châu Âu và Mỹ".

Đây sẽ là diễn đàn lý tưởng để Biden tuyên bố thắt chặt quan hệ với một tổ chức mà ông Trump từng đánh giá là "lỗi thời".

7. Khởi động lại giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine

Cuối tháng 4-2020, Biden đã khẳng định ông sẽ duy trì đại sứ quán Mỹ ở Israel tại Jerusalem nếu thắng cử. Ông cũng muốn mở lại lãnh sự quán Mỹ ở Đông Jerusalem để đối thoại với người Palestine.

Biden từng tuyên bố: "Chúng ta không ngại nói sự thật với những người bạn thân thiết nhất của chúng ta (...) giải pháp hai nhà nước là giải pháp tốt nhất, nếu không muốn nói là duy nhất, để bảo đảm tương lai hòa bình cho Nhà nước Do Thái và dân chủ Israel".

Các thượng nghị sĩ trung thành kêu gọi ông Trump không nhượng bộ kết quả bầu cử Các thượng nghị sĩ trung thành kêu gọi ông Trump không nhượng bộ kết quả bầu cử

TTO - Thượng nghị sĩ Lindsay Graham của bang South Carolina và nhiều chính trị gia trung thành của Đảng Cộng hòa kêu gọi ông Trump không nhượng bộ kết quả bầu cử mặc dù áp lực khiến ông nhận thua đang tăng lên.

HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp