Phóng to |
Các nhà khoa học Anh phát hiện rằng một chế độ ăn kiêng sẽ giúp làm giảm lượng mỡ dư thừa trong tuyến tụy và gan, nhờ đó giúp cơ thể bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể sản xuất ra insulin như bình thường và khỏi bệnh sau 2 tháng.
11 bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 4 năm trở lại đây. Họ cắt giảm khẩu phần ăn hàng ngày trong suốt hai tháng, chỉ uống thức uống dành người ăn kiêng - không đường và ít calorie, ăn rau quả không chứa tinh bột (600 calorie mỗi ngày). Sau một tuần đầu áp dụng chế độ ăn kiêng, các nhà nghiên cứu phát hiện lượng đường trong máu của 7 bệnh nhân trở lại bình thường.
Kết quả chụp hình cộng hưởng từ trường (MRI) tuyến tụy của 7 bệnh nhận này cũng cho thấy lượng mỡ trong tụy cũng giảm từ 8% xuống 6%, tức ở mức bình thường.
Ba tháng sau khi kết thúc chế độ ăn kiêng, chỉ có bảy người tham gia nghiên cứu khỏi bệnh tiểu đường hoàn toàn, quay trở lại chế độ dinh dưỡng bình thường, được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý và không phải dùng thuốc.
Giáo sư Ee Lin Lim, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết chế độ ăn uống từ lâu được chứng minh là một yếu tố ảnh hưởng rất đến bệnh tiểu đường tuýp 2, tuy nhiên “uống thuốc để trị bệnh này thì dễ, nhưng thay đổi lối sống và cách ăn uống để giảm cân không phải là điều dễ làm đối với một số người. ”
Còn theo nhận định của Giáo sư Keith Frayn, thuộc Đại học Oxford, “đây một nghiên cứu mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được”. Vì thế, Giáo sư Taylor, trưởng nhóm nghiên cứu, khuyến cáo mọi người mắc bệnh tiểu đường không nên tự ý áp dụng chế độ dinh dưỡng ít calorie mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận