17/07/2023 14:00 GMT+7

6 thông tin hữu ích về việc làm Game Designer dành cho ứng viên (phần 2)

Game Designer là gì? Công việc của một nhà thiết kế game gồm những gì? Cơ hội và mức lương cho vị trí này ra sao? Cùng Careerbuilder theo dõi bài viết dưới đây!

Một số vị trí công việc phổ biến cho Game Designers

Hiện nay rất nhiều bạn trẻ có đam mê và lựa chọn theo đuổi con đường trở thành chuyên nghiệp. Với công việc thiết kế game, ứng viên có thể lựa chọn nhiều vị trí việc làm khác nhau như: Content Designer, Systems Designer, Level Designer, Creative Director,... 

Content Designer (Nhà thiết kế nội dung)

Content Designer (hay Nhà thiết kế nội dung game) là người đóng vai trò xây dựng thế giới và câu chuyện của một trò chơi. Công việc của Content Designer là vẽ nên cốt truyện và diễn biến trò chơi, các cuộc đối thoại của nhân vật,...

Systems Designer (Nhà thiết kế hệ thống)

System Designer chịu trách nhiệm chính trong việc lập trình các hệ thống quan trọng của trò chơi. Đây là công việc đòi hỏi ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ cần phối hợp triển khai công việc với các Game Developer, Client Developer và Server Devs (nếu là game online). Để có được lợi thế cao hơn những ứng viên khác, bạn sẽ cần trang bị kiến thức về mặt kỹ thuật trong các mảng này.

Công việc cần làm:

● Thiết lập các hệ thống cốt lõi, quan trọng.

● Định hướng Metagame, Game Economy.

● Thiết kế Core Loop, Game Flow.

Kỹ năng yêu cầu:

● Phân tích dữ liệu thị trường.

● Viết tài liệu kỹ thuật (Technical Writing).

● Thiết kế các hệ thống game.

Technical Designer (Nhà thiết kế kỹ thuật)

Technical Designer (Nhà thiết kế kỹ thuật) được xem là vị trí công việc kết hợp giữa một lập trình viên và một nhà thiết kế. Công việc chính của Technical Designer là xử lý các gameplay (cách người chơi tương tác cụ thể với game). Thông thường họ sẽ cần phối hợp với cả bộ phận kỹ thuật và thiết kế để đáp ứng yêu cầu của từng trò chơi.

UX Designer (Nhà thiết kế UX)

đóng vai trò là người thực hiện các công việc liên quan đến đồ họa nhằm tạo ra giao diện tương thích với các thiết bị. Bên cạnh đó, UX Designer cần đảm bảo kết nối người chơi và trò chơi, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vị trí này thường phải phối hợp làm việc với: Game Artist, Animator, VFX Artists, Sound Designer,...

UX Designer chịu trách nhiệm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng - Ảnh: Internet

UX Designer chịu trách nhiệm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng - Ảnh: Internet

Ví dụ, dòng chữ "TRIPLE KILL" hiển thị trên màn hình khi bạn hạ gục được 3 mạng liên tiếp hoặc dòng chữ "GAME OVER" khi hết lượt chơi. Đây đều chính là kết quả mà UX Designer tạo ra cho game.

Yêu cầu công việc:

● Thiết kế giao diện.

● Tối ưu trải nghiệm người dùng,

● Cải thiện phần nghe nhìn,

Yêu cầu kỹ năng:

● Có sự hiểu biết về UX - trải nghiệm người dùng trong game.

● Có trong cách viết.

● Có tính logic, cẩn thận.

Level Designer (Nhà thiết kế cấp độ)

Level Designer sẽ là người nắm bắt tâm lý của người chơi. Họ hiểu được người chơi nghĩ gì, muốn gì để tạo nên các cấp độ trò chơi phù hợp với nội dung game. Level Designer cũng cần phối hợp làm việc với các vị trí: Game Artist, Animator hay Enviroment Modeler (đối với game 3D) để tạo nên các phiên bản game hấp dẫn nhất.

Công việc cần làm:

● Thiết kế các cấp độ trò chơi.

● Nắm bắt tâm lý và kiểm soát trải nghiệm người chơi.

Kỹ năng yêu cầu:

● Phân tích tâm lý.

● Phân tích dữ liệu người dùng.

● Sắp xếp bố cục.

● Kỹ năng sáng tạo.

Junior Designer

Junior Designer là nhà thiết kế game ở cấp độ thấp nhất đối với những ai mới bước chân vào ngành game hoặc chuyển đổi từ vị trí này sang vị trí khác. Thông thường, Junior Designer là những người có khoảng 3 năm kinh nghiệm trở xuống trong ngành. Trong thời gian đầu, bạn sẽ được thực hiện các đầu mục công việc nhỏ của nhiều dự án khác nhau đồng thời làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát của Lead Designer hoặc Senior Designer.

Lead Designer

Lead Designer (Trưởng nhóm thiết kế) là người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế game. Trưởng nhóm thiết kế đồng thời là người quản lý một nhóm các game designer để phối hợp và triển khai thực hiện công việc. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của Lead Designer là đảm bảo ý tưởng, nội dung game được hiện thực hóa chính xác.

Senior Designer

Senior Designer là vị trí cấp cao hay còn gọi là trưởng phòng thiết kế game. Đây là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, không chỉ là người sáng tạo mà còn là người định hướng cho cả phòng thiết kế. Chính vì vậy mà yêu cầu đối với vị trí Senior Designer cũng rất cao.

Công việc chính của một Senior Designer bao gồm lên concept, ý tưởng, xây dựng kế hoạch thực hiện, design, hoàn thiện… Ở vị trí này, bạn cũng sẽ tiếp quản một nhóm các nhân sự cùng thực hiện dự án hoặc phối hợp làm việc với nhiều vị trí khác khi gặp vấn đề.

Creative Director (Giám đốc sáng tạo)

Đây được xem là vị trí cấp cao nhất của công việc Game Designer. Creative Director thường là những người với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành. Họ cũng đồng thời sở hữu nhiều thành tích, chứng minh được năng lực trong việc thiết kế các dự án game thành công. Vị trí Giám đốc sáng tạo có thể được xem là đỉnh cao sự nghiệp của nhiều Game Designer.

(còn tiếp)

Thế nào là một bản CV mạnh mẽ?Thế nào là một bản CV mạnh mẽ?

1 phút để mô tả về bản thân - bạn làm được không? Đó chính xác là khoảng thời gian mà người khác đọc một bản CV của bạn lần đầu. Làm sao để nói về những gì bạn đang làm thật ngắn gọn mà vẫn ấn tượng?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp