Những sinh vật đào hang trong lớp trầm tích 500 triệu năm trước có lẽ đã "châm ngòi" cho đợt - Ảnh: Getty Images
Khoảng 500 triệu năm trước, những sinh vật này bắt đầu đào bới đáy biển tìm chỗ trú ngụ, kết quả là để lại vết tích hang động hóa thạch đến hôm nay. Cuộc "di cư" luồn lách của chúng lẫn vào tầng vật chất hữu cơ được kiến tạo, tích lũy trước đó.
Hành động tưởng chừng nhỏ nhặt của sinh vật này đã để lại hậu quả lớn: lớp trầm tích dưới đại dương bị nhiễu loạn đẩy mạnh quá trình sụp đổ vật chất hữu cơ, gây ra những biến đổi môi trường trên diện rộng.
"Điều này tương tự với mảnh vườn sau nhà bạn khi có giun đất, chúng sẽ làm giàu chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng đi vào cây" - TS. Sebastiaan van de Velde, ĐH Tự do Brussel (Bỉ), tác giả chính chia sẻ trên The Independent. "Quá trình này tiêu hao oxy và sản sinh nhiều CO2 hơn bình thường".
Dựa vào vết tích hóa thạch còn sót lại, nhóm nghiên cứu phán đoán rằng trong 100 triệu năm sau đó, các đợt đại tuyệt chủng đã xảy ra với những cư dân nguyên thủy trên Trái Đất.
Để kiểm tra, nhóm nghiên cứu tiến hành mô hình toán học về Trái Đất trong giai đoạn đó.
Sự sống trong lòng đại dương nở rộ trong 'thế giới nhà kính', khi toàn cầu nóng lên khiến băng tan chảy, nhiệt độ nước biển tăng lên khoảng 25 độ C - Ảnh: Getty Images
TS. Benjamin Mills ở ĐH Leeds (Anh) phụ trách nội dung này cho biết: "Khi chạy mô hình, chúng tôi rất ngạc nhiên với những gì tìm thấy. Chúng ta đều biết trong quá khứ Trái Đất đã nóng lên nhưng không ngờ sự kiện đó được tạo ra dưới tác nhân động vật".
"Nghiên cứu cho thấy có sự tương đồng giữa những loài động vật đầu tiên xuất hiện trên hành tinh khi chúng vô thức thay đổi cuộc sống lại vô tình gây hại cho chúng, giống như con người hiện tại tác động vào thế giới" - GS. Tim Lenton tại ĐH Exeter (Anh) nhấn mạnh.
Khi thế giới hiện đại cũng đang nóng lên vì lượng CO2 thải vào khí quyển, các nhà khoa học liên tục cảnh cáo loài người đang trải qua đợt đại tuyệt chủng mới. Tuy nhiên điểm khác biệt chỉ nằm ở quy mô thời gian.
"Trong nghiên cứu, chúng tôi ước tính đợt nóng lên toàn cầu kéo dài khoảng 10 triệu năm nhưng thực tế có lẽ chỉ vài thế kỷ, thậm chí nhanh hơn" - TS. Van de Velde nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận