26/11/2018 15:18 GMT+7

5 quan niệm sai lầm về bảo mật đám mây

HOÀNG THƯ
HOÀNG THƯ

TTO - Theo báo cáo của Forcepoint, các doanh nghiệp đang chuyển sang bảo mật dựa trên đám mây để linh hoạt hơn và giảm độ phức tạp, nhưng một số quan niệm sai lầm vẫn tồn tại.

5 quan niệm sai lầm về bảo mật đám mây - Ảnh 1.

Ảnh: ISTOCK / DENIS ISAKOV

Bảo mật đám mây được dự đoán là ưu tiên hàng đầu của nhiều tổ chức vào năm 2019. Theo nghiên cứu của Intel, có hơn 62% chuyên gia an ninh mạng trên toàn cầu hiện đang lưu trữ dữ liệu của họ trên đám mây.

Các giải pháp bảo mật dựa trên đám mây dễ dàng triển khai, có khả năng cung cấp bảo mật nâng cao cho tất cả nhân viên, bao gồm cả những người làm việc từ xa, mở rộng tính linh hoạt cho ứng dụng, dữ liệu và hệ thống, giảm độ phức tạp và chi phí hỗ trợ. Tuy nhiên, để đạt được những lợi thế này, các tổ chức phải chọn đúng nhà cung cấp.

Dưới đây là 5 quan niệm sai lầm phổ biến về cơ sở hạ tầng bảo mật dựa trên đám mây:

1. Chứng nhận bảo mật không quan trọng

Các nhà cung cấp bảo mật dựa trên đám mây nên có các chứng nhận cho thấy mình tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật của ngành và chính phủ.

Doanh nghiệp nên kiểm tra các chứng nhận này như là một phần của quy trình lựa chọn nhà cung cấp trước khi ký hợp đồng.

Ví dụ, nếu không có chứng nhận ISO 27018 hay CSA STAR, bạn không biết liệu nhà cung cấp có kiểm soát tại chỗ cho dữ liệu PII hay không, có tuân thủ các quy định cụ thể của ngành và của địa phương trong khu vực mà công ty của bạn kinh doanh hay không.

2. Trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp luôn an toàn hơn doanh nghiệp

Đừng nghĩ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây luôn có cơ sở hạ tầng an toàn hơn. Các nhà cung cấp có nhiệm vụ quản lý bảo mật trung tâm dữ liệu, thực hiện các điều khiển để bảo mật dữ liệu, bao gồm mã hóa, mã thông báo và phòng ngừa mất dữ liệu.

Tuy nhiên, điều này không nhất thiết trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp luôn an toàn hơn doanh nghiệp, vì họ vừa phải cố gắng đảm bảo rằng các yêu cầu được đáp ứng, vừa bảo vệ dữ liệu riêng của họ để đạt được chứng nhận an toàn của kiểm toán viên các bên thứ ba.

3. Nhà cung cấp càng có nhiều trung tâm dữ liệu, hiệu suất và khả năng phục hồi của dịch vụ càng tốt

Số lượng trung tâm dữ liệu không tác động trực tiếp đến hiệu suất của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Ví dụ: Microsoft Azure chỉ có 30 trung tâm dữ liệu trên toàn cầu, trong khi nhiều dịch vụ khác nhỏ hơn có hàng trăm, nhưng không thể phù hợp với hiệu suất của Azure.

4. Dịch vụ bảo mật của nhà cung cấp không ảnh hưởng đến chi phí bảo hiểm an ninh mạng

Công ty của bạn có thể sẽ trả phí bảo hiểm mạng thấp hơn nếu nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể chứng minh rằng dữ liệu nhạy cảm được bảo mật đúng cách.

Ngược lại, bạn vẫn phải trả các khoản chi phí hoặc đầu tư vào bảo hiểm an ninh mạng nếu như dịch vụ bảo mật của nhà cung cấp chưa đủ hiệu quả.

5. Chỉ cần phụ thuộc vào các lực lượng bên ngoài

Ngay cả khi sử dụng dịch vụ từ nhà cung cấp bảo mật đám mây, bộ phận công nghệ thông tin của doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản và đảm bảo tuân thủ mọi quy trình bảo mật.

Các doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và nguồn lực cần thiết để đưa ra các chính sách bảo vệ thông tin chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào các lực lượng bên ngoài.

HOÀNG THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp