05/07/2005 13:20 GMT+7

4 ngôi mộ cổ kể thêm về lịch sử nhà Tây Sơn?

Theo Lao Động
Theo Lao Động

Tháng 3, khi khai quật 4 ngôi mộ cổ nằm trong nghĩa địa phường An Bình, thành phố Biên Hoà (Đồng Nai), Trung tâm (TT) Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phát hiện ra một câu chuyện liên quan đến lịch sử nhà Tây Sơn.

WLA3ohtn.jpgPhóng to
Cảnh khai quật ngôi mộ số 1
Tháng 3, khi khai quật 4 ngôi mộ cổ nằm trong nghĩa địa phường An Bình, thành phố Biên Hoà (Đồng Nai), Trung tâm (TT) Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phát hiện ra một câu chuyện liên quan đến lịch sử nhà Tây Sơn.

Theo công bố mới nhất của TT Khảo cổ học, cả 4 ngôi mộ đều được làm bằng hợp chất, bia được khắc chữ Hán (nhưng một số chữ đã bị đục do sự cố ý của người thời đó).

Mộ số 1 khá quy mô, bề thế với diện tích 34,80m2, có đủ vòng thành, trụ búp sen, bia mộ, sân mộ, bình phong và nấm mộ. Các họa tiết trang trí trên bia, bức bình phong, trụ búp sen, vòng thành huyệt mộ và nấm mộ khá đẹp, với dây lá cách điệu và hoa văn sóng nước tiêu biểu cho cuộc sống người Nam Bộ xưa. Nấm mộ hình voi phục - dạng mộ xưa chỉ dành cho những người giàu, hoặc có địa vị trong xã hội. Căn cứ vào bia mộ thì chủ nhân là người đàn bà họ Phan, có chồng họ Hà. Sở dĩ mộ của bà bị đục bia vì chồng bà là quan Tổng giám Hà phủ (tức phủ Bình Dương, Đồng Nai cũ).

Ba ngôi mộ còn lại hoặc không có bia, hoặc có nhưng đọc không rõ. Dưới 4 ngôi mộ đều chỉ còn lại xương cốt và một số đồ tuỳ táng như 8 nút áo bằng đồng, hột hổ phách, miếng ngà voi hình tròn...

Theo nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật, các ngôi mộ đều được xây vào thời trước lúc Nguyễn Ánh lên ngôi (1802). Giai đoạn này đất nước loạn lạc, chiến tranh liên miên, nên thân nhân của người quá cố đã không dám dựng bia, ghi rõ họ tên vì sợ bị trả thù...

Tuy nhiên, căn cứ vào chất liệu mộ, bia và các yếu tố trong lòng đất, các nhà khoa học kết luận: Chủ nhân của 4 ngôi mộ cổ thuộc nhóm người đến khai hoang, lập ấp, sinh sống sớm ở vùng An Bình - Đồng Nai.

Còn những dấu vết trên các bộ xương sau khi chỉnh lý phát hiện thấy, như bị vỡ xương sọ, xương hàm, hoặc hư nát cột sống... giúp các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng liệu đó có phải là những nạn nhân trong sự kiện quân Tây Sơn tiến hành cuộc trả thù khốc liệt ở vùng này, đánh đuổi quân Nguyễn Ánh và người Hoa ở Cù Lao Phố chạy xuống ngã ba Giồng (Tiền Giang) và đê Tàu Hũ - Chợ Lớn ngày nay với mục đích trả thù cho cái chết của đô đốc nhà Tây Sơn là Phạm Ngạn?

Cuộc khai quật 4 ngôi mộ cổ ở Đồng Nai có một ý nghĩa quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử vùng đất này trong quá trình khai hoang lập ấp từ thời Chúa Nguyễn đến triều Nguyễn Gia Long. Thời kỳ mà ngành sử học còn "bí" vì chưa thể nắm rõ từng tập đoàn sinh sống ở đây, di dân ra sao, vì lý do nào?

Vùng Đồng Nai Trấn Biên có mặt người Việt sớm nhất, do danh tướng Hùng Lộc của Chúa Hiền Vương (1698-1700) đem quân tiến dần vào Nam. Ngoài ra còn có tập đoàn người Hoa do Trần Thường Xuyên người Lôi Châu - Quảng Đông đến đây lánh nạn giặc Mãn Thanh. Đến giai đoạn Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ tranh hùng ở xứ Gia Định, thì Đồng Nai là một địa bàn quan trọng của quân Tây Sơn và vùng sình lầy ở các tỉnh phía tây Gia Định trở thành địa bàn sống còn của Nguyễn Ánh.

Trải qua bao thời kỳ loạn lạc và sự tranh giành của những thế lực ở đây trước kia, việc lưu giữ di tích mộ cổ số 1 và xây dựng một khu nghĩa địa cổ tại khu Văn Miếu (Đồng Nai) để nghiên cứu về lịch sử là điều đáng trân trọng của tỉnh nhà.

Theo Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp