08/03/2024 10:13 GMT+7

4 con sếu về Vườn quốc gia Tràm Chim kiếm ăn sau 2 năm

Ngày 8-3, ông Đoàn Văn Nhanh - phó giám đốc Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim - xác nhận sáng 7-3 có bốn con sếu về Vườn quốc gia Tràm Chim kiếm ăn tại phân khu A5. Chúng đáp xuống bãi ăn khoảng 30 phút rồi bay về hướng phân khu A4.

Sếu tại Vườn quốc gia Tràm Chim năm 2019 - Ảnh: NGUYỄN HOÀI BẢO

Sếu tại Vườn quốc gia Tràm Chim năm 2019 - Ảnh: NGUYỄN HOÀI BẢO

Thông tin từ Vườn quốc gia Tràm Chim, lúc 10h30 ngày 7-3, trong lúc kiểm tra các trang thiết bị chữa cháy và chuẩn bị các bước cần thiết phục vụ cho đợt diễn tập công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhân viên đã ghi nhận bốn con sếu về Vườn quốc gia Tràm Chim kiếm ăn tại phân khu A5 khoảng 30 phút, sau đó sếu bay về hướng phân khu A4.

Sếu đầu đỏ trở lại Vườn quốc gia Tràm Chim sau 2 năm vắng bóng

"Hiện cán bộ chuyên môn theo dõi 24/24h tại bãi ăn khu A5 và các phân khu khác nơi sếu từng kiếm ăn, cũng như các vùng lân cận, để giám sát và có định hướng quản lý cho phù hợp; tăng cường tuần tra giám sát các tuyến đê xung quanh để không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của sếu.

Ngoài ra, vườn quốc gia sẽ tăng cường bổ sung nguồn thức ăn phụ cho sếu khi quần thể đã ổn định, nhằm thu hút thêm sếu về đông hơn", ông Nhanh thông tin.

Hiện nay, Vườn quốc gia Tràm Chim đang triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi hệ sinh thái, đặc biệt là quần xã năng kim (thức ăn của sếu) theo các bước của đề án Bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ (giai đoạn 2022 - 2032), tạo điều kiện thuận lợi cho sếu đến kiếm ăn.

Bốn con sếu đầu đỏ bay về kiếm ăn tại phân khu A5 Vườn quốc gia Tràm Chim sáng 7-3, nhân viên vườn dùng điện thoại chụp lại - Ảnh: VQG Tràm Chim

Bốn con sếu đầu đỏ bay về kiếm ăn tại phân khu A5 Vườn quốc gia Tràm Chim sáng 7-3, nhân viên vườn dùng điện thoại chụp lại - Ảnh: VQG Tràm Chim

Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bảo - phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết hệ sinh thái nông nghiệp chuyển biến tích cực là yếu tố then chốt để đàn sếu có thể trở về. Chính quyền và người dân tỉnh Đồng Tháp rất quyết tâm để phục hồi hệ sinh thái tự nhiên cũng như hệ sinh thái nông nghiệp.

"Vườn quốc gia Tràm Chim đang thực hiện rất tốt trong việc điều tiết thủy chế theo khuyến cáo của các nhà khoa học để đưa về chu kỳ ngập nước tự nhiên vốn có, từ đó hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên đang có chuyển biến phục hồi tốt, tạo môi trường thuận lợi cho các loài chim, trong đó có sếu đầu đỏ có thể kiếm ăn.

Bên cạnh đó, người dân địa phương và nông dân đồng thuận việc chuyển đổi qua canh tác nông nghiệp sạch hơn, đặc biệt là việc giảm thiểu hóa chất trừ sâu diệt có, ưu tiên sử dụng biện pháp sinh học và áp dụng công nghệ vào quy trình canh tác", ông Bảo nói.

Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, là một trong những nơi sếu về kiếm ăn trong suốt hơn 30 năm, nhưng hiện nay sếu về mỗi năm rất ít. Lần gần đây nhất vào năm 2021, có ba con về vườn, năm 2022 và 2023 sếu hoàn toàn vắng bóng.

Ngày 7-3, bốn con sếu tìm về Vườn quốc gia Tràm Chim kiếm ăn cho thấy những tín hiệu tích cực.

Qua biên giới, chụp ảnh sếu đầu đỏ…Qua biên giới, chụp ảnh sếu đầu đỏ…

TTCT - Tôi vượt qua biên giới, thực hiện được ước mong ngắm và chụp một bộ ảnh sếu đầu đỏ…

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp