Theo dự án này, Viện Âm nhạc dự kiến tiến hành biên soạn và xuất bản hai cuốn Những điệu hát ca trù phổ thông (có đĩa nhạc kèm theo) và cuốn Tổng tập ca trù xưa và nay. Bên cạnh đó, viện sẽ mở bốn lớp học ca trù ở các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh và TP.HCM. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng con số 3,5 tỉ đồng quá nhỏ bé để bảo tồn ca trù khi lớp nghệ nhân cứ mai một dần, câu lạc bộ ca trù nhiều nhưng không hoạt động, không biểu diễn.
Báo cáo của Sở VH-TT&DL Hà Nội nêu rõ: một số cá nhân có lẽ dự đoán bộ môn này sẽ được sự quan tâm của quốc tế nên nhanh chóng “đi tắt, đón đầu” thành lập câu lạc bộ, nhóm ca trù. Vì thế, Hà Nội có thể được coi là nơi có phong trào ca trù phát triển nhất và có nhiều câu lạc bộ, nhóm hoạt động. Nhưng thực tế số đào nương, kép đàn, trống chầu đông về số lượng, trẻ về tuổi tác nhưng kém về chất lượng. Và nghịch lý của sự phát triển ca trù chính là “người sành nghe thậm chí còn ít hơn người làm nghề”, nên nhiều khi cũng chẳng có mấy người đồng cảm chịu nghe ca trù.
Hai năm kiểm kê ca trù nhưng rất nhiều ý kiến đều cho rằng ca trù ngoài cái vỏ di sản thì vẫn giẫm chân tại chỗ, thậm chí vì chạy theo số lượng mà chất lượng ngày càng đi xuống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận