07/08/2021 19:24 GMT+7

3 trung tâm hồi sức tích cực quy mô 1.500 giường tại TP.HCM chính thức hoạt động

HƯƠNG THẢO
HƯƠNG THẢO

TTO - 3 trung tâm hồi sức tích cực với quy mô 1.500 giường với lực lượng nòng cốt đến từ 3 bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt, gồm Việt Đức, Bạch Mai và Trung ương Huế đã chính thức đi vào hoạt động ngày 7-8.

3 trung tâm hồi sức tích cực quy mô 1.500 giường tại TP.HCM chính thức hoạt động - Ảnh 1.

Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM, Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM cùng các lãnh đạo bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế tại buổi khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực chiều 7-8 - Ảnh: TỰ TRUNG

Chiều 7-8, UBND TP.HCM phối hợp với Bộ Y tế tổ chức lễ khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực trực thuộc sự quản lý của 3 bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt, bao gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Huế. 

3 trung tâm hồi sức tích cực quy mô 1.500 giường tại TP.HCM chính thức hoạt động

Tham dự phía TP.HCM có Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, phía Bộ Y tế có Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - trưởng bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM. 

3 trung tâm hồi sức tích cực này có quy mô 1.500 giường, bao gồm Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), quy mô 500 giường; Trung tâm hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế đặt tại quận Tân Phú, quy mô 500 giường; Trung tâm hồi sức Bệnh viện Việt Đức đặt tại Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh), quy mô 500 giường.

3 trung tâm hồi sức này do giám đốc các bệnh viện nêu trên kiêm nhiệm làm giám đốc, cùng với sự hỗ trợ từ một số bệnh viện trung ương khác như Nhiệt đới trung ương, Phổi trung ương, Lão khoa trung ương, E và K. 

3 trung tâm hồi sức tích cực quy mô 1.500 giường tại TP.HCM chính thức hoạt động - Ảnh 3.

Lãnh đạo Bộ Y tế và TP.HCM tham quan Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), nơi đặt Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: TỰ TRUNG

Như vậy chỉ sau hơn nửa tháng Bệnh viện hồi sức COVID-19, quy mô 1.000 giường đặt tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức) đi vào hoạt động, Bộ Y tế đã khẩn trương điều động nhân lực, huy động vật lực chưa từng có để thiết lập khẩn cấp 3 trung tâm hồi sức tích cực đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch trong bối cảnh số ca mắc và tử vong ở TP.HCM ngày một tăng cao. 

3 trung tâm hồi sức tích cực quy mô 1.500 giường tại TP.HCM chính thức hoạt động - Ảnh 4.

Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), quy mô 500 giường - Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết TP.HCM đang trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có. Với đặc điểm lây lan mạnh, nhanh, virus Delta đã gây ra nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác điều trị.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng "chống dịch như chống giặc"; "bảo vệ sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết", từ cuối tháng 6-2021 thành phố đã chủ động thành lập các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19.

Đến nay toàn thành phố đã có 15 bệnh viện dã chiến; 42 bệnh viện, cơ sở điều trị đưa vào hoạt động với quy mô gần 45.000 giường. Với tinh thần trách nhiệm rất cao chỉ trong vòng 20 ngày thành phố đã xây dựng xong 3 bệnh viện dã chiến 13, 14, 16 và chỉ trong vòng 1 tuần đã phối hợp với Bộ Y tế thành lập xong 3 trung tâm hồi sức.

"Việc đưa vào hoạt động các trung tâm hồi sức tích cực, cùng trang thiết bị hiện đại và chung tay của các y bác sĩ trung ương, các địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị các ca F0 trên địa bàn, cũng như phát huy hiệu quả các bệnh viện trong tháp điều trị 5 tầng của thành phố" - ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị 3 bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức và Trung ương Huế nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng thuận, đồng bộ để cùng nhau chia sẻ chuyên môn; tổ chức đào tạo về chống nhiễm khuẩn, cũng như sử dụng các trang thiết bị hiện đại: máy thở, máy lọc máu, hệ thống ECMO để cùng nhau tạo ra cơ hội tốt nhất cho TP.HCM chống dịch.

Thứ trưởng đề nghị TP.HCM đảm bảo đủ công tác hậu cần, đồng thời chuẩn bị các trang thiết bị vật tư y tế, những điều kiện cần thiết để giúp cho đội ngũ y bác sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3 trung tâm hồi sức tích cực quy mô 1.500 giường tại TP.HCM chính thức hoạt động - Ảnh 5.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cụng tay động viên lực lượng y tế của bệnh viện Trung ương Huế chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, nguy kịch tại trung tâm hồi sức - Ảnh: TỰ TRUNG

3 trung tâm hồi sức tích cực quy mô 1.500 giường tại TP.HCM chính thức hoạt động - Ảnh 6.

Các bác sĩ, điều dưỡng đang kiểm tra phòng bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG

3 trung tâm hồi sức tích cực quy mô 1.500 giường tại TP.HCM chính thức hoạt động - Ảnh 7.

Test máy xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG

3 trung tâm hồi sức tích cực quy mô 1.500 giường tại TP.HCM chính thức hoạt động - Ảnh 8.

Để vận hành 3 trung tâm hồi sức này, Bộ Y tế điều động nhân lực, vật lực chưa từng có từ 3 bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt ở Huế và Hà Nội. Tất cả đều chung sức, đồng lòng giúp TP.HCM sớm đẩy lùi dịch bệnh. Những ngày tới sẽ là những ngày gian nan, nhưng trên gương mặt của đội ngũ y bác sĩ luôn lạc quan, không thiếu đi nụ cười - Ảnh: TỰ TRUNG

Bộ Y tế đề nghị TP.HCM đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin, lập thêm 3 Trung tâm hồi sức tích cực Bộ Y tế đề nghị TP.HCM đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin, lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực

TTO - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị TP.HCM đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, phấn đấu đến cuối tháng 8 năm nay có khoảng 70% dân số TP (trên 18 tuổi) được tiếp cận vắc xin mũi 1.

HƯƠNG THẢO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp