Container chìm trên sông ở Cần Giờ - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Ông Việt cho biết nguyên nhân ban đầu trong quá trình trục vớt container chở giấy bị chìm dưới sông, container bung nắp ra. Có thể do giấy để lâu nên dẫn tới thợ lặn bị ngộ độc.
Đến 15h30 ngày 11-12, ông Nguyễn Hải Nam - giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP.HCM - cho biết cơ quan chức năng vẫn đang tập trung tìm kiếm cứu nạn 3 người đang mất tích.
Ông Nam cho biết tạm thời cảng vụ đã điều tiết các tàu thuyền đi qua luồng Soài Rạp, Sông Dừa để cơ quan chức năng tập trung lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Hiện trường trục vớt tàu Vietsun Integrity - Video: MINH HÀ
Theo Sở GTVT TP.HCM, đến 12h ngày 11-12, các đơn vị xác định danh tính của 3 thợ lặn bị mất tích, gồm:
1. Lê Đức Hòa (SN 1986), quê huyện Phù Cát, Bình Định;
2. Đoàn Văn Hiếu (SN 1983), quê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
3. Cao Văn Lý (SN 1975), quê Kiên Giang.
Cả 5 thợ lặn thuộc Công ty TNHH Dịch vụ hàng hải Thái Bình Dương.
Lực lượng chức năng đang triển khai công tác cứu hộ - Ảnh: CTV
Trước đó, lúc 1h20 ngày 19-10, tàu vận tải Vietsun Intergrity có 17 thuyền viên chở 285 container trên đường từ TP.HCM đi TP Hải Phòng thì bị chìm tại khu vực phao số 28 luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, sông Lòng Tàu thuộc địa phận huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Tàu chở khoảng 300 container, nặng từ 25 - 40 tấn/container. Hiện trạng mạn phải tàu chìm dưới mặt nước khoảng 16 - 18m. Lượng bùn lắp mạn phải 0,7m - 1m. Hầm tàu chứa đầy container, các container khác đổ ngổn ngang bên ngoài tàu và một số chìm ở đáy sông.
Tàu Vietsun Integrity được trục vớt ra sao?
Theo Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, Công ty TNHH Dịch vụ hàng hải Thái Bình Dương (PMS) và Công ty TNHH Trục vớt là liên danh được chọn để thực hiện việc trục vớt tàu Vietsun Integrity bị chìm ở sông Lòng Tàu (huyện Cần Giờ, TP.HCM).
Theo phương án trục vớt được chủ tàu trình và cảng vụ phê duyệt ngày 11-11, đơn vị trục vớt cho rằng việc lặn cắt nắp hầm hàng lấy container ra ngoài là khó thực hiện vì có thể container sẽ rơi ra gây nguy hiểm cho thợ lặn và cũng rất khó lôi container ra khỏi hầm với tư thế tàu chìm hiện tại.
Do đó, đơn vị trục vớt lên phương án cắt mạn trái tàu tại vị trí hầm hàng để cẩu container ra ngoài.
Việc lấy container sẽ được thực hiện bởi 2 đội thợ lặn và 2 sà lan cẩu làm việc đồng thời.
Việc cẩu container sẽ tiến hành theo tiến độ cắt và giải phóng mặt bằng, cắt xong đến đâu thì cẩu đến đó.
Toàn bộ thời gian xử lý xác tàu là 3 tháng.
Trạm lặn trục vớt bao gồm 2 container chứa thiết bị lặn, buồng giảm áp thợ lặn, hệ thống liên lạc thợ lặn dưới nước, bang khí, máy nén khí… đủ để phục vụ 12 thợ lặn cùng lúc. (ĐỨC PHÚ)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận