03/08/2017 16:00 GMT+7

​3 dịch bệnh trở lại Việt Nam

THU THẢO
THU THẢO

TTO - Dù được khuyến cáo là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, gần đây một bộ phận người dân chưa tin tưởng vào lợi ích của vắc-xin, thậm chí không ưa vắc-xin. Điều này gây ra nguy cơ cao trẻ bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ.

Sởi, ho gà, viêm gan B bùng phát

Dịch sởi cướp đi sinh mạng của gần 150 cháu bé năm 2014 là một bài học đau lòng

Cách đây 3 năm, dịch sởi bùng phát mạnh ở Việt Nam khiến 6.000 trẻ em mắc bệnh và gần 150 bé tử vong. Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Nội (BV Nhi Đồng 2), việc phụ huynh không tiêm phòng cho trẻ đúng thời điểm hoặc ngại tiêm trước thông tin “vắc-xin gây biến chứng” là nguyên nhân. 

Theo bác sĩ Thanh, sởi dễ xảy ra khi nhiệt độ thay đổi đột ngột và lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. Bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng sốt, ho nhiều, biếng ăn, trổ ban đỏ vẫn còn sốt cao. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể viêm phổi, suy hô hấp, chảy mủ tai. Các bé cũng dễ bị suy dinh dưỡng khó phục hồi dẫn đến bé còi sau khi mắc bệnh. “Hầu hết những ca mắc bệnh phải nhập viện đều không tiêm phòng, trong khi đó nếu chích ngừa thì chỉ trong khoảng 2 tuần, vắc-xin đã có thể tạo nên kháng thể để phòng bệnh”, bác sĩ Thanh cho biết.

Một căn bệnh khác gần đây cũng bùng phát trở lại và gây nguy hiểm đến trẻ do không được chích ngừa vắc-xin là ho gà. Cụ thể, tính từ đầu năm 2017 cả nước ghi nhận 55 trường hợp mắc bệnh ho gà, trong đó có 5 ca tử vong. Các trường hợp mắc bệnh chiếm khoảng 80% là trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Đây là đối tượng chưa được tiêm chủng hoặc mới chỉ được tiêm một mũi vắc-xin phòng bệnh nên chưa có kháng thể miễn dịch.

Ho gà có thể phòng ngừa rất hiệu quả bằng cách tiêm chủng

Bên cạnh các căn bệnh kể trên thì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Việc trẻ bị lây truyền virus viêm gan B từ mẹ làm gia tăng tỷ lệ ung thư gan và xơ gan trong tương lai.

Tuy nhiên, theo thống kê của dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia tại Việt Nam, trên cả nước hiện vẫn còn 550.000 trẻ chưa được tiêm văcxin viêm gan B liều sơ sinh. Thực trạng này phát sinh từ nguyên nhân người dân thiếu lòng tin do một số sự cố trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B. Mặc dù vắc-xin này đã được “giải oan” gần 2 năm nay nhưng những sự cố đó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ tiêm loại vắc-xin này.

“Không cho trẻ chích ngừa vắc-xin là có tội”

Chia sẻ về thực trạng này, BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1) nhấn mạnh: “Không cho con chích ngừa vắc-xin là có tội với một thế hệ. Trong 30 năm qua, thành công của công tác tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Hằng năm số trẻ mắc lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm màng não do Hib… tại Việt Nam liên tục giảm, thậm chí có những dịch bệnh đã được thanh toán hoàn toàn”.

Cụ thể, nhờ Việt Nam tổ chức nhiều đợt tiêm ngừa sởi cho trẻ đến 14 tuổi nên đến năm 2016, các ca bệnh sởi được ghi nhận thấp nhất trong vòng 10 năm qua với con số khiêm tốn - 46 bệnh nhân trên cả nước. Hay nước ta đã thanh toán bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005.

Nên thực hiện đầy đủ tiêm chủng mở rộng 

Trẻ em không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn

Trước những ý kiến trái chiều về vắc-xin, BS Khanh khẳng định, trước khi được đưa ra thị trường, tất cả các vắc-xin đều trải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và được kiểm định rất chặt chẽ bởi Hội đồng khoa học, Hội đồng y đức, do vậy tính an toàn rất cao. Vì thế những thông tin tiêm vắc-xin là tiêm chất độc vào cơ thể, gây ngộ độc thủy ngân, tự kỷ hay sốc thuốc là hoàn toàn sai sự thật. 

Bên cạnh đó, việc một bà mẹ có hai con, trẻ sau thường ít bệnh hơn trẻ đầu vì do kinh nghiệm nuôi dưỡng chứ không phải do chích ngừa hay không. Những trẻ không chích ngừa trong giai đoạn đầu ở với gia đình ít tiếp xúc với môi trường có khả năng ít bệnh nhưng khi qua 6 tháng hay đi nhà trẻ sẽ dễ mắc bệnh. Thậm chí một số người khi làm việc, lập gia đình và mang thai mới bị bệnh dịch tấn công và lúc đó có thể ảnh hưởng thai nhi.

“Thật ra, các nước Âu, Mỹ lịch chích ngừa của họ nhiều hơn Việt Nam. Phụ huynh nên hiểu rằng tất cả các nước giàu hay nghèo chính phủ đều phải chi ra 1 số tiền nhất định để chọn lựa chích ngừa cho bé. Điều này không phải tự nhiên mà họ làm, chắc chắc vì lợi ích và sức khỏe trẻ em nước họ”, BS Khanh cho biết.

”Các vắc-xin trong chương trình TCMR nên thực hiện đầy đủ, còn các vắc-xin dịch vụ tùy thuộc khả năng kinh tế mà chọn lựa. Hiện nay ưu tiên nhất là thủy đậu và phế cầu thế hệ mới” - BS Trương Hữu Khanh nói thêm.

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi: Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 0710 389 1433 - (08) 3891434

THU THẢO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp