So với tỉ lệ khởi kiện phòng vệ thương mại các nước, Việt Nam hiện chỉ mới điều tra chống bán phá giá đối với 6 chủng loại hàng hóa nhập khẩu kể từ năm 2014 đến nay - Ảnh: T.V.N.
Việc khởi xướng điều tra dựa trên hồ sơ yêu cầu của 3 công ty đại diện cho ngành sản xuất thép cán nguội Việt Nam gồm: Công ty TNHH Posco Việt Nam, Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Thép tấm lá Phú Mỹ (VNSTEEL).
Trong hồ sơ gởi đến cơ quan chức năng, nguyên đơn cáo buộc các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc nói trên hiện có thuế suất nhập khẩu là 7% đối với thép không hợp kim, và 0% đối với thép hợp kim khác.
Do thuế suất nhập khẩu đối với thép hợp kim khác là 0%, nên các nhà máy Trung Quốc đã bổ sung mức boron hoặc titan tối thiểu để thay đổi loại thép từ thép không hợp kim sang thép hợp kim khác để trốn thuế nhập khẩu.
Tức, trước khi xuất bán sang Việt Nam, các nhà sản xuất thép từ Trung Quốc đã chủ động bổ sung hợp chất boron, hoặc titan ở mức tối thiểu, nhưng đã không làm thay đổi tính chất vật lý và ứng dụng sử dụng, hòng tránh thuế nhập khẩu khi cập cảng đến Việt Nam.
Điều này đã đẩy lượng thép nhập khẩu tăng đến 271% trong giai đoạn các năm 2015 - 2018.
Tính từ năm 2014 đến nay, Bộ Công thương chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu trong lĩnh vực phòng vệ thương mại. 5/6 vụ việc liên quan trực tiếp đến Trung Quốc, hầu hết đều là sản phẩm thép các loại.
Trong khi đó, hiện có 8 quốc gia khác đang áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép này của Trung Quốc, phổ biến từ 3,06 - 265,79%.
Nguyên đơn cũng cho rằng việc các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc có giá thấp hơn từ 4 - 14% so với giá bán thép cán nguội trong nước, thấp hơn từ 9 - 19% so với giá nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, sẽ khiến "ngành công nghiệp trong nước không thể tồn tại và sẽ gặp khó khăn tài chính thảm khốc trong tương lai không xa".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận