04/03/2021 16:03 GMT+7

3 cảnh sát Myanmar trốn sang Ấn Độ, phó đại sứ tại Liên Hiệp Quốc từ chức

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Một quan chức cảnh sát Ấn Độ ngày 4-3 cho biết 3 cảnh sát Myanmar đã vượt qua biên giới, đi vào bang Mizoram ở đông bắc Ấn Độ hôm 3-3 để tìm kiếm chỗ trú ẩn.

3 cảnh sát Myanmar trốn sang Ấn Độ, phó đại sứ tại Liên Hiệp Quốc từ chức - Ảnh 1.

Người biểu tình nấp sau các chướng ngại vật trong cuộc biểu tình chống đảo chính tại thành phố Yangon, Myanmar ngày 4-3-2021 - Ảnh: REUTERS

"Họ kể nhận được chỉ thị từ quân đội nhưng không thể tuân theo nên đã bỏ trốn" - ông Stephen Lalrinawma, cảnh sát quận Serchhip của bang Mizoram, thông tin.

Ấn Độ có chung đường biên giới trên bộ dài 1.643km với Myanmar, theo Hãng tin Reuters. Đến nay có hơn 50 người thiệt mạng tại Myanmar kể từ cuộc đảo chính ngày 1-2 do quân đội Myanmar thực hiện.

Trong một diễn biến khác, phó đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Tin Maung Naing bất ngờ thông báo từ chức mà không nêu rõ lý do, một ngày sau khi chính quyền quân sự Myanmar thông báo ông sẽ làm quyền đại sứ Myanmar tại LHQ.

Báo Irrawaddy cho biết ông Naing đăng thông báo từ chức trên mạng xã hội Facebook ngày 3-3. Một bài viết đăng trên Twitter của các nhà hoạt động chống đảo chính tại Myanmar có phần thông báo từ chức bằng tiếng Miến Điện của ông Naing.

Theo đó, ông Naing cho biết ông là công chức tận tụy phục vụ đất nước mà ông yêu quý trong 30 năm, nhưng vì hoàn cảnh ông buộc phải từ chức.

Phái bộ Myanmar tại LHQ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận gì về bài đăng trên Facebook của ông Naing. Đài ABC lưu ý bài đăng của ông Naing đã được chọn chế độ chỉ bạn bè trên Facebook mới đọc được.

Các nhà hoạt động chống đảo chính hoan nghênh quyết định này của ông Naing trong bài đăng trên Twitter.

Ông Stephane Dujarric, phát ngôn viên LHQ, cho biết Văn phòng Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã được thông báo hôm 2-3 rằng Bộ Ngoại giao Myanmar đã chỉ định ông Naing làm quyền đại sứ Myanmar tại LHQ.

Trước đó, đại sứ Myanmar tại LHQ Kyaw Moe Tun cũng viết thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Volkan Bozkir và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khẳng định ông vẫn là đại sứ hợp pháp của nước này tại LHQ, theo Hãng tin Reuters. 

Ông Tun bị chính quyền quân sự Myanmar sa thải sau khi có bài phát biểu kêu gọi tất cả các quốc gia sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" để phản đối cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.

Hôm 3-3, ông Dujarric nói ông đã biết thông tin từ chức của ông Naing. Phát ngôn viên LHQ cho biết 2 lá thư của ông Tun - người theo truyền hình nhà nước Myanmar đã bị sa thải vì phản bội đất nước, và của Bộ Ngoại giao Myanmar hoàn toàn trái ngược. Phát ngôn viên Dujarric nói cả 2 bức thư đã được gửi đến Ủy ban Xác thực thông tin của Đại hội đồng LHQ.

Vì Nga và Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc khó trừng phạt quân đội Myanmar Vì Nga và Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc khó trừng phạt quân đội Myanmar

TTO - Cả Nga và Trung Quốc không lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar vì xem đây 'chuyện nội bộ' của Myanmar. Đằng sau đó là quan hệ đang sâu đậm giữa quân đội Myanmar với Nga và tình thế khó xử của Trung Quốc.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp