10/11/2013 22:14 GMT+7

3-5g sáng 11-11, bão đổ bộ vào Bãi Cháy, Quảng Ninh

THÂN HOÀNG - VIỄN SỰ - THUẬN THẮNG - HÀ ĐỒNG
THÂN HOÀNG - VIỄN SỰ - THUẬN THẮNG - HÀ ĐỒNG

TTO - Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, vào thời điểm 23g45 ngày 10-11, ở khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng, gió đã mạnh dần lên cấp 7, cấp 8. Ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, cấp 11

Trước đó, lúc 23g ngày 10-11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác đã từ Thanh Hóa ra Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng chống bão Haiyan (bão số 14).

Sau khi lãnh đạo thành phố Hải Phòng báo cáo tình hình chuẩn bị ứng phó với bão, Phó Thủ tướng yêu cầu dù thành phố đã chuẩn bị khá kỹ nhưng vẫn không được chủ quan. Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố tiếp tục chủ động trong mọi tình huống khi bão đổ bộ.

Phó Thủ tướng cho biết theo thông tin mới nhất, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Bắc Hải Phòng, Nam Quảng Ninh từ 3-5 giờ sáng 11-11.

Hồi 22 giờ ngày 10-11, vị trí tâm bão ở cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 150km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ven biển Bắc Bộ đã có gió giật mạnh cấp 7 - 9, trên các trạm đảo đã có gió giật mạnh cấp 11 - 13. Ở các tỉnh Bắc Bộ mưa đang tăng dần, một số nơi đã có mưa to như Bạch Long Vĩ 127mm.

qy8iqBfc.jpgPhóng to
Vị trí bão Haiyan đi qua - Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc của Bắc Bộ và yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 11-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực vùng núi Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 22 giờ ngày 11-11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Do ảnh hưởng của bão, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư, các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió mạnh cấp 8 - 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ từ Ninh Bình đến Quảng Ninh có gió mạnh cấp 7 – 8, vùng gần tâm bão cấp 9 – 11, giật cấp 12 – 13.

Ở khu vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa mưa to, riêng vùng đồng bằng ven biển và khu vực Đông Bắc Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển các đảo từ Ninh Bình – Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 3.5 – 4.5m. Sóng biển 2.0 – 4.0m, vùng gần tâm bão có thể tới 6m.

hoUFLghe.jpgPhóng to
Người dân Tiền Hải chống lại nhà cửa ngày trong đêm 10-11 - Ảnh: Quang Thế
BUtRUt8W.jpgPhóng to
Gió đang giật mạnh tại huyện Tiền Hải trong đêm 10-11- Ảnh: Quang Thế

Trước đó, lúc 19g30 ngày 10-11, phóng viên Viễn Sự và Thuận Thắng đã đến TP Thanh Hóa và ghi nhận tại đây gió đã bắt đầu thổi mạnh, trên đường phố rất vắng người. Các cửa hàng, quán ăn đều đóng cửa.

JRFHwd0l.jpgPhóng to
Quân dân Thanh Hóa khẩn trương chống bão - Ảnh: Hà Đồng

Sau đó, trên chuyến xe khách đi Nam Định, hai PV Tuổi Trẻ cho biết chiếc xe này không thể tìm được quán ăn suốt từ Hoàng Mai (Nghệ An) ra đến Thanh Hóa vì các quán ăn đều ngưng phục vụ.

Suốt từ trưa đến chiều tối 10-11, quốc lộ 1 đoạn qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình hầu như không có một chuyến xe khách, xe tải nào di chuyển từ phía Nam ra sau khi biết tin bão Haiyan. Đa số xe đều dừng trú bão tại các điểm dừng chân, các trạm xăng. Trong đó tập trung đông nhất là ở phía nam thành phố Vinh (Nghệ An), Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Phía ngược lại, các đoàn xe khách và xe tải từ Hà Nội vào cũng đang khẩn trương chạy nhanh ra khỏi địa phận Thanh Hóa, Nghệ An, nơi gió sẽ càng lúc càng mạnh.

Hiện các PV Tuổi Trẻ đang chia làm hai nhóm, một nhóm tại Thái Bình và một nhóm tại Hải Phòng, sẽ cập nhật các diễn biến mới nhất của bão Haiyan.

Trước những diễn biến đột ngột của cơn bão Haiyan, lúc 15g ngày 10-11 ông Nguyễn Đức Quyền - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - đã phát lệnh dừng di dân tránh bão ở các huyện ven biển Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn, đồng thời ngừng xả nước trên các hồ đập trong tỉnh.

DzcWFHAH.jpgPhóng to
Hàng trăm người dân, đoàn viên thanh niên cùng bộ đội biên phòng, công an dùng bao tải chứa cát, đá dăm đắp đê tạm trên kè đê biển Ninh Phú, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng chụp chiều 10-11.

Ông Quyền cho hay cơn bão Haiyan đã chuyển hướng, tiếp tục di chuyển ra phía Bắc, do vậy việc di dân ở các huyện ven biển nêu trên dừng lại để tránh lãng phí, mất thời gian của người dân. Các địa phương đưa người dân đi tránh bão trở về nhà an toàn.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đức Quyền chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm việc tu bổ, sẵn sàng có phương án, vật tư phòng chống lụt bão để xử lý ba điểm đê xung yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân đó là: điểm đê tả sông Chu ở xã Thiệu Vũ (huyện Thiệu Hóa), đê tả sông Mã ở xã Hoằng Tân (Hoằng Hóa) và điểm kè đê biển Ninh Phú ở xã Đa Lộc (Hậu Lộc).

Ông Phạm Bá Oai - chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa - cho biết thêm trên địa bàn huyện có ba công trình tu bổ đê điều đang thi công gồm xử lý khẩn cấp hoàn trả hiện trạng thân, mặt đê ban đầu để chống lụt bão trên đê tả sông Mã ở Hoằng Tân, tu bổ đê sông Lạch Trường ở xã Hoằng Yến, Hoằng Hà. Việc tu bổ, xử lý các tuyến đê xung yếu này phải hoàn thành trong ngày 10-11 để phòng chống mưa lũ.

Còn tại tuyến kè đê biển Ninh Phú ở xã Đa Lộc (Hậu Lộc), theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, chiều 10-11 có hàng trăm người dân địa phương cùng đoàn viên thanh niên, dân quân xã, bộ đội biên phòng, công an huyện đang dùng bao tải chứa cát, đá dăm đắp thành đoạn đê tạm nhằm bảo vệ thân đê, tránh việc nước biển lúc thủy triều dâng cao làm ngập vào nhà dân ở vùng ven biển. Đến nay có khoảng 2.500 bao cát, đá dăm được xếp thành tuyến đê tạm trên kè Ninh Phú.

Chiều 10-11, ông Bùi Thế Sinh - chủ tịch UBND xã Đa Lộc - cho biết dù theo dự báo siêu bão Haiyan không đổ bộ vào Thanh Hóa, nhưng người dân ven biển Đa Lộc không lơ là, chủ quan với siêu bão này. Tinh thần chống bão của chính quyền và nhân dân trong xã vẫn như lúc di dân tránh bão. Người dân rất cảnh giác với cơn bão này. Nhiều gia đình vẫn cho người già, trẻ em đi sơ tán tránh bão.

Trong ngày 10-11, người dân các xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa đã chằng chống xong nhà cửa; chặt tỉa cây xanh, tháo các tấm biển quảng cáo, tấm lợp ngoài trời bằng tôn để tránh gây tai nạn khi bão có thể đổ bộ vào đất liền.

*Đọc thêm:

THÂN HOÀNG - VIỄN SỰ - THUẬN THẮNG - HÀ ĐỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp