Khảo sát này được thực hiện với trên 1.000 hộ dân ở 11 tỉnh thành vào đầu năm 2017. Hiện có 51% đang phải đi làm thêm vì học phí cao, trong đó nhóm nghèo nhất phải đi làm thêm nhiều nhất là 79% (không tính số người làm thêm vì muốn có thêm kinh nghiệm).
Chỉ có 15-21% sinh viên cho rằng việc đi làm thêm không ảnh hưởng tới việc học, số còn lại cho biết việc phải đi làm thêm quá nhiều ảnh hưởng tới việc lên lớp, tiếp thu bài giảng, kết quả học tập và khả năng hoàn thành khóa học của sinh viên.
Cuộc điều tra còn lấy ý kiến, phản ứng của phụ huynh có con đang học hoặc chuẩn bị thi ĐH về mức học phí hiện hành. Khi được hỏi về mức học phí mới (13-17 triệu đồng/năm), có tới 85% nhóm nghèo nhất cho rằng đây là mức cao và rất cao.
Cũng với mức học phí này, gần 40% số người nhóm nghèo nhất và trên một nửa số người nhóm cao hơn không thể đảm bảo kinh phí cho con theo học. Nếu tính tổng tất cả các nhóm, có tới 37% số hộ gia đình sẽ không thể đảm bảo kinh phí cho con đi học ĐH.
Giải pháp với các gia đình này là chọn trường có mức học phí thấp hơn hoặc vay tiền cho con học, cho con đi làm thêm. Hiện có 74% người sẵn sàng vay tiền cho con theo học ĐH.
PGS.TS Lệ Xuân kiến nghị: "Để hạn chế mặt tiêu cực của học phí, cần kết hợp học phí với các chính sách tài chính khác như học bổng cho sinh viên nghèo, đối tượng chính sách và đặc biệt chú trọng thực thi chính sách tín dụng sinh viên một cách hiệu quả".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận