Một phần tháp các thương vụ đàm phán trong mùa 2 của Shark Tank Việt Nam
Trong số đó có 27 startup được rót vốn với tổng số tiền là 206 tỉ 541 triệu đồng, gần gấp đôi con số của mùa 1 là 116 tỉ 651 triệu đồng. Sau mùa 2 tổ chức, hơn 64% startup gọi vốn thành công đang tiến hành Due Diligence (xem xét đánh giá doanh nghiệp).
Đa số nhà đầu tư truyền thống yêu cầu nắm giữ phần trăm cổ phần để chi phối, còn nhà đầu tư công nghệ lại muốn startup sẽ là người nắm giữ phần trăm cổ phần nhiều hơn. Các startup có mô hình sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực năng lượng sạch và có phát minh mang lại lợi ích cho xã hội được chú ý nhiều nhất khi trở thành các thương vụ nhận vốn triệu USD.
Với 1 triệu USD gọi vốn được, trong đó 500.000 USD được đầu tư cho 30% cổ phần, số còn lại là cho vay chuyển đổi, thương vụ Power Centric trở thành startup nhận vốn đầu tư lớn nhất. Mô hình nghiên cứu và sản xuất công nghệ năng lượng xanh như pin và hệ thống lưu trữ máy phát điện đã thu hút ba nhà đầu tư "giành" tham gia.
Một thương vụ triệu USD khác khiến nhiều người bất ngờ đến từ dự án nhiệt mặt trời của nhà khởi nghiệp 53 tuổi Nguyễn Văn Khỏe. Số vốn được rót theo từng giai đoạn, riêng giai đoạn đầu tiên là 5 tỉ đồng cho 50% cổ phần, các giai đoạn tiếp theo với lộ trình 10 năm nếu đạt hiệu quả tốt.
Dù là một chương trình có tính giải trí, Shark Tank lại đang được giới startup xem là "kênh" huy động vốn thực tế, đồng thời là nơi nhận được bài học đắt giá cho người khởi nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận