06/11/2017 19:59 GMT+7

2017 là một trong ba năm nóng nhất

TUẤN SƠN
TUẤN SƠN

TTO - Năm nay nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất không nóng bằng năm 2016 - năm nóng nhất, nhưng tương đương với nền nhiệt của năm 2015.

2017 là một trong ba năm nóng nhất - Ảnh 1.

Nắng nóng và hạn hán hoành hành tại Brazil. - Ảnh: REUTERS

Năm 2017 là một trong ba năm có nhiệt độ trung bình cao nhất từng được ghi nhận, dấu hiệu mới nhất cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây nên đang làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết bất thường trên phạm vi toàn cầu.

Đó là khẳng định của đại diện Liên Hiệp Quốc trong bài phát biểu tại Hội nghị thường niên về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại thành phố Bonn, nước Đức.

Hội nghị kéo dài từ ngày 6 đến 17-11 với sự tham gia của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

"2017 được dự báo sẽ là một trong ba năm nóng nhất từng được ghi nhận," Reuters dẫn phát biểu của ông Petteri Taalas, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hiệp Quốc, ngày 6-11.

Ông Taalas cho biết thêm năm nay nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất sẽ không nóng bằng năm 2016 - hiện là năm đang giữ kỷ lục nóng nhất, nhưng tương đương với nền nhiệt của năm 2015.

Nếu không tính đến tác động của hiện tượng tự nhiên El Niño khiến nhiệt độ trung bình của cả hai năm 2015 và 2016 tăng lên đáng kể, thì 2017 có thể được xem là năm nóng nhất, ông khẳng định.

2017 là một trong ba năm nóng nhất - Ảnh 2.

Một hồ nước cạn trơ đáy tại Tây Ban Nha. - Ảnh: REUTERS

Tổng thư ký WMO cho biết thế giới đã chứng kiến những hiện tượng thời tiết bất thường trong năm qua như các trận bão cực mạnh trên Đại Tây Dương và biển Caribê, nhiệt độ vượt quá 500C tại Pakistan, Iran và Oman, cũng như lũ lụt ở châu Á và hạn hán ở Đông Phi.

"Rất nhiều trong số các thiên tai này mang dấu hiệu không thể chối cãi của biến đổi khí hậu gây ra bởi sự tích tụ khí nhà kính ngày càng gia tăng từ các hoạt động của con người," Reuters dẫn lời ông Taalas.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi các bên tiếp tục củng cố các cam kết đã được thống nhất trong Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, trong đó có các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính CO2 từ năm 2020.

Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang hoàn tất các thủ tục để rút khỏi Thỏa thuận chung Paris, sau khi Tổng thống Donald Trump hồi tháng 6 năm nay tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận được cho là khiến quốc gia này thiện hại hàng ngàn tỉ USD.

Mỹ là quốc gia chiếm tỉ lệ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao thứ hai thế giới (18%), chỉ sau Trung Quốc.

Trái đất đã nóng kỷ lục năm 2016

TTO - Trong năm 2016, nhiệt độ trung bình ở đất liền trên toàn cầu và trên các bề mặt đại dương cao hơn khoảng 1,1 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp. 

TUẤN SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp