Phóng to |
Ăn xin tại chùa Việt Nam Quốc Tự, Q.10, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức |
- Sau nhiều năm thực hiện giải quyết, vấn đề người lang thang, ăn xin trên địa bàn TP.HCM có chuyển biến rõ. Số lượng người sinh sống tại nơi công cộng, tình trạng ăn xin, chèo kéo khách du lịch tại trung tâm thành phố đã giảm đáng kể. Đến năm 2009-2010, về cơ bản vấn đề này đã được giải quyết. Để duy trì và chấm dứt hoàn toàn vấn nạn xã hội này, việc xây dựng một kế hoạch cụ thể nhằm mục tiêu: “Giải quyết tình trạng người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố mang tính bền vững giai đoạn 2011-2015” là cần thiết.
* Những biện pháp cụ thể đã được đề ra? Tính khả thi ra sao?
- Những biện pháp cụ thể là: tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập trung đối tượng, giáo dục pháp luật, tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, định hướng cho đối tượng hội nhập cộng đồng. Bên cạnh đó còn phối hợp giữa các tỉnh, TP đưa đối tượng về địa phương, mở rộng nhà lưu trú cho người lang thang cơ nhỡ và đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm yếu thế. Sau khi kế hoạch có sự góp ý hoàn chỉnh, được TP ban hành và tổng hợp tất cả các giải pháp, có sự phối hợp thực hiện giữa nhiều ban ngành liên quan, có sự ủng hộ của người dân TP thì chúng tôi tin rằng đến năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu.
8.500 người lang thang, ăn xin “Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, đến năm 2010 TP.HCM đã tập trung hơn 8.500 người lang thang, ăn xin. Trong đó chỉ gần 900 người có địa chỉ cư trú tại TP.HCM, còn lại đến từ địa phương khác. Riêng Q.1 trong năm 2010 và sáu tháng đầu năm đã tập trung 1.031 người lang thang, ăn xin”. |
- Đây được xem là một trong các giải pháp tạo điều kiện để người lang thang, ăn xin trở về quê hương tạo dựng lại cuộc sống. Chúng tôi nghĩ các chương trình hỗ trợ an sinh xã hội tại địa phương cùng với sự gắn bó tình cảm gia đình, làng xóm sẽ giúp họ dễ ổn định cuộc sống hơn.
* Công tác dạy nghề, tổ chức lao động, nâng cao trình độ văn hóa... sẽ được triển khai?
- Trong hai năm 2009-2010, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Gia Định đã phối hợp với các trung tâm bảo trợ xã hội (thuộc Sở LĐ-TB&XH) xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy một số nghề phổ thông như chăm sóc cây kiểng, cắt may, thợ nề... cho 542 người và dạy văn hóa cho 548 người. Tất cả đối tượng này đều được cấp giấy chứng nhận để dễ dàng hội nhập cộng đồng. Trong dự thảo kế hoạch 2011-2015, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Gia Định vẫn sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo này. Tuy nhiên chúng tôi sẽ linh hoạt hơn trong việc chọn nghề phổ thông phù hợp trình độ từng người để đào tạo họ.
* Dự thảo kế hoạch có đưa ra biện pháp xử lý các “băng nhóm ăn xin có tổ chức”, các cá nhân cầm đầu, chuyên ép buộc trẻ em, người già phải đi ăn xin?
- Chúng tôi có đưa vào đó nội dung xử lý “người chăn dắt” lợi dụng trẻ em, người già, người tàn tật ăn xin để trục lợi, yêu cầu tổ chức xét xử lưu động nhiều vụ điển hình để răn đe. Đồng thời đề nghị Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan chức năng rà soát lại các quy định nào của pháp luật còn chưa phù hợp, chưa đủ sức răn đe để trình cấp thẩm quyền xem xét, bổ sung và sửa đổi.
* Dư luận cho rằng đến năm 2015 TP.HCM vẫn khó giải quyết cơ bản tình trạng người lang thang, ăn xin vì TP.HCM là nơi có số lượng dân nhập cư quá đông? Và kế hoạch này có vẻ duy ý chí?
- Tổng hợp các giải pháp và sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành cùng sự ủng hộ của người dân, chúng tôi tin đến năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu của kế hoạch. Theo dự thảo thì đến năm 2013, các quận trung tâm (1, 3, 4, 5, 6, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận) không còn người lang thang ăn xin với ý nghĩa là khi có người ăn xin xuất hiện thì các quận, cơ quan thẩm quyền phải tập trung họ ngay về các cơ quan bảo trợ xã hội. Từ năm 2013-2015, các quận huyện còn lại sẽ duy trì, tiếp tục giải quyết tốt như các quận trung tâm để cơ bản không có người lang thang, ăn xin.
* Có ý kiến cho rằng khi người nghèo, người thuộc nhóm yếu thế được đảm bảo an sinh xã hội thì tình trạng lang thang, ăn xin như hiện nay mới thật sự chấm dứt. Thời gian tới những đối tượng này được tiếp cận để hỗ trợ, cải thiện, nâng cao chất lượng sống như thế nào? - Sở LĐ-TB&XH tiếp tục phối hợp với nhiều sở, ngành, các cấp triển khai kịp thời các chính sách xã hội cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời chú trọng đẩy mạnh chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá, cũng như tích cực huy động nguồn lực từ nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia các hoạt động bảo trợ xã hội. Các chính sách này thành công cũng góp phần kéo giảm số người yếu thế có nguy cơ tham gia đội ngũ người lang thang ăn xin trong xã hội... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận