19/11/2015 17:27 GMT+7

20-11, lời tri ân nào cho các “thầy cô giáo không hoa”?

PHAN TUYẾT
PHAN TUYẾT

TTO - Ngày 20-11, trong khi nhiều thầy cô giáo ở các thành phố lớn nhận quà, hoa không chỗ để, thì có một bộ phận thầy cô giáo lọt qua “tầm ngắm” của học sinh và thường gọi là “thầy cô giáo không hoa”.

Thiệp điện tử Tuổi Trẻ Online chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 - Ảnh: TTO

Các thầy cô giáo ít được quan tâm đó là ai? Vì sao cũng là thầy cô giáo mà lại bị phân biệt đối xử như thế? 

Mời các bạn xem bài viết sau đây của bạn đọc Phan Tuyết:

“Dù không đặt nặng việc tặng quà của học sinh nhưng cứ vào mỗi dịp 20-11 có một bộ phận không nhỏ những thầy cô giáo lọt qua khỏi “tầm ngắm” của cả học sinh lẫn phụ huynh. Chuyện quà cáp đã trở thành xa xỉ đối với họ. Chỉ cần một lời chúc mừng hay một nhành hoa thì những thầy cô này cũng ít có cơ hội nhận được. Mọi người thường nói vui là “những thầy cô không hoa”.

Họ là ai? - Xin thưa, đó là những thầy cô giáo dạy cấp II, III và thường dạy những môn mà mọi người quen gọi là môn phụ (sử, địa, giáo dục công dân, thể dục, âm nhạc...). Nếu ở tiểu học là những thầy cô giáo không làm công tác chủ nhiệm lớp và một số thầy cô giáo dạy các tiết chuyên như tin học, mỹ thuật...

Có chứng kiến cảnh vào ngày 20-11 trên sân trường, từng tốp học sinh tay cầm những bó hoa đi tìm thầy cô chủ nhiệm hay thầy cô giáo dạy các môn toán, lý, hóa, tiếng Anh để tặng hoa, trong khi đó lại một số thầy cô giáo khác đến một bông hoa cũng không có được, ai mà không thấy buồn, thấy tủi cho được.

Nhưng có lẽ buồn nhất là thầy cô giáo dạy toán và dạy sử ở cạnh nhà nhau. Một nhà thì học trò, phụ huynh ra vào nườm nượp, tiếng chúc mừng, tiếng cười, tiếng nói vang lên náo nhiệt, ồn ã. Nhà kia vắng hoe không một bóng người lai vãng tới.

Buồn hơn nữa bởi các thầy cô vẫn đang dạy từng ngày trên lớp nhưng khi các em gặp mặt cũng chẳng có nỗi một câu chào hay một lời chúc mừng đến thầy cô.

Một giáo viên dạy địa lý từng tâm sự: “Trong nghề mình hiểu với nhau vì sao các em không tới thăm mình vào ngày ấy. Nhưng người ngoài không hiểu, họ thường đánh giá nhận xét theo kiểu: Chắc dạy dỗ không ra gì nên không được học trò yêu quý chúng nó mới không tới thăm”.

Rồi cô nói: “Hôm mẹ chồng thấy nhà cô giáo bên cạnh có đông học trò mà nhà mình lại chẳng có ai. Mẹ hỏi vì sao, mình ngậm đắng không giải thích nỗi”. 

Có lần vừa đi ngang đám học trò đang bàn tán về việc sẽ tới nhà thầy cô nào vào ngày lễ. Một em nói: “Mình có tới thăm thầy Dũng, cô Mai không?”. Tiếng cả đám nhao nhao: “Thầy Dũng dạy địa, cô Mai dạy thể dục mà đến thăm làm gì?” - không biết người lớn có nói gì mà ngay từ lớp 6 các em học sinh đã có những suy nghĩ thực dụng ấy. Tình cờ nghe được mẩu đối thoại giữa các em học sinh với nhau mà người làm thầy thấy lòng buồn vô hạn.

Biết mình không có ai tới thăm, nói lời chúc mừng, để đỡ chạnh lòng, đỡ tủi thân, vài năm về trước ngày 20-11 được nghỉ dạy, nhiều thầy cô giáo đã tìm cách “di tản” khỏi nhà. Họ thường rủ nhau cùng tổ chức đi chơi, đi ăn uống để tìm niềm vui riêng cho mình.

Nếu gọi là tri ân, là cảm ơn công lao dạy dỗ của cô thầy thì tại sao mọi người lại có sự phân biệt rõ ràng như thế?

Cha ông đã từng nói một chữ cũng là thầy, nhưng với cách phân biệt đối xử như hiện nay thì lời tri ân mọi người thường nói là giả tạo, là không thật lòng. Vì thế những bó hoa hay những món quà được trao luôn ẩn chứa bao điều gửi gắm nên nhiều người nhận nó cũng cảm thấy có gánh nặng đè trên vai.

Đã trải qua thời gian ngồi trên ghế nhà trường, bạn đã từng chứng kiến những hình ảnh cười ra nước mắt như bạn đọc PHAN TUYẾT viết? Theo bạn, cần phải làm gì để bớt phân biệt đối xử giữa giáo viên dạy môn học chính và môn học phụ? Thân mời bạn hãy chia sẻ ý kiến, hình ảnh, clip với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gửi đến email: [email protected]
PHAN TUYẾT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp