08/11/2022 15:37 GMT+7

2,6 triệu việc làm được tạo ra trong hai năm đại dịch COVID-19

HÀ QUÂN
HÀ QUÂN

TTO - Dù khó khăn do COVID-19, trong hai năm 2020 và 2021 vẫn có khoảng 2,6 triệu lao động được tạo việc làm.

2,6 triệu việc làm được tạo ra trong hai năm đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan - Ảnh: GIA ĐOÀN

Đó là thông tin được nêu trong Hội thảo xu hướng thị trường lao động trong kỷ nguyên số do Manpower Group Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 8-11.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan, giai đoạn 2012 - 2019, khoảng 1,5 - 1,6 triệu lao động được giải quyết việc làm mỗi năm. Còn hai năm 2020 - 2021, dù khó khăn do COVID-19, khoảng 2,6 triệu lao động được tạo việc làm.

Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp thách thức về chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN. Chuyển đổi số cũng tạo nhiều khó khăn cho lao động năng suất thấp, chủ yếu làm gia công, lắp rắp. 

Dẫn lại báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Nguyễn Bá Hoan cho biết số việc làm mới do chuyển đổi số có thể tạo ra nhiều hơn 7 lần số việc làm mất đi. Đến năm 2045, ước khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra, chủ yếu trong ngành dịch vụ hiện đại, sản xuất…

Cũng theo ông Hoan, để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động trong kỷ nguyên số, ngành lao động - thương binh và xã hội tập trung nhiều giải pháp như áp dụng công nghệ, số hóa trong việc kết nối cung cầu lao động; tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm; ưu tiên nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động... 

Qua đó, tỉ lệ lao động có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên liên tục tăng từ 22,37% (năm 2019) lên 26,2% (năm 2022). 

Còn ông Nguyễn Xuân Sơn - giám đốc vận hành toàn quốc, dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động Manpower Group - cho biết báo cáo của đơn vị này nêu Việt Nam có 51,9 triệu lao động (55% trong đó ở khu vực phi chính thức). 

Tuy nhiên chỉ có 11,6% lao động có trình độ kỹ năng cao và 5% lao động có đủ trình độ tiếng Anh để làm việc. Thu nhập trung bình khoảng 6,7 triệu đồng/tháng. Đó là trở ngại khi làm việc tại các doanh nghiệp FDI, lao động chưa đủ kỹ năng cơ bản, ông Sơn nhận định.

2,6 triệu việc làm được tạo ra trong hai năm đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng lao động ngắn hạn khó khăn khi tiếp cận các chế độ an sinh xã hội nên doanh nghiệp cần bổ sung các khóa đào tạo, hỗ trợ gói bảo vệ sức khỏe - Ảnh: GIA ĐOÀN

Nhiều doanh nghiệp có xu hướng sử dụng lao động thời vụ, ngắn hạn từ 3-6 tháng. Bên cạnh đó, 56% công ty áp dụng mô hình làm việc từ xa hoặc đã thống nhất chiến lược thực hiện. 

Trong khi ở Việt Nam, chỉ có 2% doanh nghiệp dự kiến cho phép người lao động lựa chọn nơi làm việc trong hai quý cuối năm 2022. Con số này đối lập với 51% đơn vị tiếp tục duy trì mô hình làm việc truyền thống.

Giới thiệu việc làm phải tiệm cận công nghệ hơn Giới thiệu việc làm phải tiệm cận công nghệ hơn

TTO - 'Giới thiệu việc làm phải tiệm cận với công nghệ hơn, đào tạo lao động có tay nghề, sử dụng công nghệ và có khả năng hội nhập với thị trường quốc tế', Phó bí thư Thành Đoàn TP.HCM Trần Thu Hà nói tại buổi tổng kết 5 năm giới thiệu việc làm.

HÀ QUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp