17/01/2024 16:13 GMT+7

18 cống hạn mặn không hoạt động được vì chưa có điện

Có 18 cống ngăn hạn mặn đã xây dựng xong nhưng chưa có điện nên không hoạt động được. Mỗi lần vận hành theo yêu cầu của huyện, Ban quản lý dự án nông nghiệp tỉnh phải thuê máy móc bên ngoài và tự bỏ tiền thuê…

Việc đưa vào vận hành cống Cái Bé, Cái Lớn là điều kiện quan trọng giúp tỉnh Kiên Giang chống hạn, mặn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Việc đưa vào vận hành cống Cái Bé, Cái Lớn là điều kiện quan trọng giúp tỉnh Kiên Giang chống hạn, mặn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 17-1, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành họp với các sở, ngành tỉnh và trực tuyến với 15, huyện, thành phố xung quanh công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tình hình sản xuất nông nghiệp, cấp nước trong mùa khô 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.

Gieo sạ trước 1 tháng né hạn mặn

Ông Lê Hữu Toàn - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang - cho biết độ mặn có xu thế tăng từ ngày 8-1, độ mặn cao nhất trên các sông phổ biến cao hơn cùng kỳ năm 2023 và trung bình nhiều năm từ 1,5 đến 8,50‰.

Trên sông Cái Lớn, độ mặn 4,00‰ xâm nhập sâu 30km (gần cuối xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao). Trên sông Cái Bé, độ mặn 4,00‰ xâm nhập sâu 11km (cống Cái Bé, xã Bình An, huyện Châu Thành).

Ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã triển khai hai giải pháp công trình và giải pháp phi công trình để ngăn chặn xâm nhập mặn như: phối hợp Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vận hành các cống: Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô và vận hành hệ thống cống trên địa bàn tỉnh để ngăn mặn, giữ ngọt hợp lý theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất của từng khu vực.

Toàn cảnh hội nghị bàn về các giải pháp chống hạn, mặn năm 2024 tại UBND tỉnh Kiên Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU

Toàn cảnh hội nghị bàn về các giải pháp chống hạn, mặn năm 2024 tại UBND tỉnh Kiên Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU

Xây dựng khẩn cấp đập ngăn mặn trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên tại xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương. Các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng mặn đã triển khai đắp mới, gia cố 27/58 đập đất ngăn mặn theo thời vụ để bảo vệ lúa trong vụ đông xuân 2023-2024...

"Để ứng phó với hạn mặn, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang còn chủ động chỉ đạo các địa phương thực hiện lịch gieo sạ sớm hơn thường năm khoảng gần một tháng. Ở các vùng hạn chế nguồn nước ngọt khuyến cáo không sử dụng các giống lúa dài ngày để không bị thiệt hại do hạn mặn ở giai đoạn giữa đến cuối vụ", ông Toàn nói.

18 cống làm xong chưa có điện vận hành

Theo ông Toàn, cái khó hiện nay, trên tuyến đê biển An Biên - An Minh và hạ lưu cống Cái Lớn, Cái Bé còn lại 10 cống chưa xây dựng khép kín và 18 cống chuẩn bị đưa vào khai thác nhưng chưa có hệ thống điện 3 pha để vận hành.

Do đó, chưa phát huy hết nhiệm vụ của hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Huyện An Biên, An Minh vẫn còn phải đắp đập tạm để ngăn mặn tại các cửa kênh chưa có cống.

Ông Lê Hữu Toàn - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang - trình bày báo cáo về hạn mặn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Lê Hữu Toàn - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang - trình bày báo cáo về hạn mặn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Một số địa phương chưa tuân thủ lịch gieo sạ theo khuyến cáo, do đó có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh và thiếu nước tưới vào cuối vụ.

Về thủy văn, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 12-2023 đến tháng 3-2024 ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-15%. Dự báo độ mặn cao nhất mùa khô 2023-2024 trên sông Cái Lớn, Cái Bé ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, độ mặn cao nhất xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 4-2023 và khả năng kết thúc muộn...

Còn ông Nguyễn Văn Tư - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng nông nghiệp tỉnh Kiên Giang - cho hay dọc đê biển An Biên - An Minh còn 18 cống ngăn mặn, trải dài gần 46km giáp với Cà Mau đã xây dựng xong từ năm 2022-2023, nhưng chưa có điện nên không thể vận hành được.

"Khi huyện An Biên hay An Minh có nhu cầu đóng, mở cống thì chúng tôi phải lấy tiền của đơn vị thuê máy móc ở ngoài để phát điện mới vận hành cống được. Mỗi lần như vậy tôi thấy rất khó khăn. Các cống này rất lớn, được đầu tư trước nhưng điện chưa được đầu tư. Nếu đầu tư mỗi cái cống 1 máy phát điện thì phí quá. Do đó, cần có điện để phát triển kinh tế khu vực này luôn", ông Tư nói.

Ông Nguyễn Văn Tư - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng nông nghiệp tỉnh Kiên Giang - cho biết có 18 cống ngăn mặn xây dựng xong nhưng không có điện - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Nguyễn Văn Tư - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng nông nghiệp tỉnh Kiên Giang - cho biết có 18 cống ngăn mặn xây dựng xong nhưng không có điện - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Lâm Minh Thành - chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - đề nghị các sở, ngành và địa phương khẩn trương thực hiện phòng, chống hạn mặn như kế hoạch đã triển khai. Ngành nông nghiệp phải theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để các ngành và nhân dân chủ động ứng phó kịp thời hơn. Các ngành phải phối hợp với Công ty Thủy lợi Miền Nam để vận hành cống Cái Bé, Cái Lớn nhịp nhàng trong việc chống hạn mặn.

"Còn Ban quản lý dự án nông nghiệp đã có chủ trương, có vốn thì tập trung vào hồ sơ, thủ tục nhanh nhưng đảm bảo đúng quy định. Cần đẩy nhanh tiến độ thi công cống âu thuyền vàm Bà Lịch, đảm bảo kiểm soát nước mặn từ sông Cái Bé vào các nhà máy ở Châu Thành. Đề nghị thành lập ngay hội đồng nhằm triển khai các đập tạm chống hạn mặn để bà con an tâm ăn Tết", ông Thành nói.

Các tỉnh thành hạ nguồn sông Tiền đang lo hạn mặn đến sớmCác tỉnh thành hạ nguồn sông Tiền đang lo hạn mặn đến sớm

Nhận định tình trạng xâm nhập mặn năm nay sẽ diễn ra sớm và có khả năng kéo dài, các tỉnh hạ nguồn sông Tiền như Bến Tre, Tiền Giang đang gấp rút lên phương án phòng chống hạn mặn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp