Các loài lá kim có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng, hầu hết có giá trị kinh tế, khoa học cao, nhiều loại còn là nguồn dược liệu quý. Tuy nhiên, chúng đang bị đe dọa tuyệt chủng bởi sự khai thác quá mức và mất môi trường sống.
Xuất phát từ thực trạng đó, PGS.TS.Đinh Thị Phòng, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã cùng các đồng nghiệp thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen di truyền và thành phần hóa học một số loài lá kim ở Tây Nguyên, đề xuất giải pháp bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững”. Đề tài thuộc chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (Chương trình Tây Nguyên 3).
Nhóm các nhà nghiên cứu đã ghi nhận 15 loài cây lá kim trong tình trạng sẽ nguy cấp. Cụ thể, đó là: Đỉnh Tùng, Pơ Mu, Bách Xanh Núi Đất, Thông Nước, Du Sam Núi Đất, Thông Đà Lạt, Thông Ba Lá, Thông Nhựa, Thông Lá Dẹt, Thông Nàng, Hoàng Đàn Giả, Kim Giao Núi Đất, Thông Tre Lá Dài, Dẻ Tùng Nam Và Thông Nam Đỏ.
Đặc biệt, đề tài đã phát hiện được địa điểm phân bố mới của loài Đỉnh Tùng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Bách Xanh Núi Đất ở khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Gia Lai.
Theo PGS-TS Đinh Thị Phòng - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, dựa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN (2013), tất cả 15 loài trên đều nằm trong tình trạng sẽ nguy cấp, rất nguy cấp và nguy cấp, nhất là Pơ Mu, Bách Xanh Núi Đất và Thông Đỏ Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận