09/12/2020 10:47 GMT+7

14 chỉ huy và sĩ quan căn cứ quân sự Mỹ bị sa thải, đình chỉ cùng lúc

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Quân đội Mỹ đã sa thải hoặc đình chỉ công tác 14 chỉ huy và lãnh đạo cấp thấp hơn ở căn cứ Fort Hood, Texas vì để xảy ra bạo lực tại đây với các mức độ khác nhau, bao gồm giết người, tấn công tình dục và quấy rối.

14 chỉ huy và sĩ quan căn cứ quân sự Mỹ bị sa thải, đình chỉ cùng lúc - Ảnh 1.

Gia đình quân nhân Vanessa Guillen, bị giết đầu năm 2020 tại căn cứ Fort Hood, đòi công lý phải được thực thi sau cái chết của cô - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo đài BBC, một cuộc điều tra về các vấn đề ở căn cứ này đã được khởi động sau khi vụ giết hại nữ binh sĩ Vanessa Guillen vào đầu năm nay bị phơi bày.

Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy cho biết "các vấn đề ở căn cứ Fort Hood liên quan trực tiếp đến sự thất bại về lãnh đạo".

Quân đội Mỹ cũng đã đưa ra chính sách mới để xử lý việc các binh sĩ mất tích.

Quyết định sa thải và đình chỉ được công bố ngày 8-12, trong đó người có cấp bậc cao nhất là hai thiếu tướng Scott Efflandt và Jeffery Broadwater.

Bộ trưởng McCarthy cho biết vụ sát hại quân nhân Guillen đã "gây chấn động lương tâm của chúng ta và thu hút sự chú ý đến những tảng băng chìm" ở Fort Hood và trong quân đội Mỹ một cách sâu sắc và rộng rãi hơn. "Nó buộc chúng ta phải xem xét lại hệ thống, chính sách của mình và chính bản thân chúng ta".

Nữ quân nhân Guillen, 20 tuổi, mất tích khoảng hai tháng trước khi thi thể cô được tìm thấy vào cuối tháng 6-2020. Các nhà điều tra cho rằng cô đã bị đánh đập đến chết tại Fort Hood. Đối tượng tình nghi liên quan đến cái chết của cô, quân nhân Aaron Robinson, tự tử vào ngày 1-7 khi cảnh sát cố gắng bắt anh ta.

Gia đình Guillen tố cáo cô đã bị Robinson quấy rối nhưng cơ quan chức năng không đưa ra báo cáo nào cho thấy cô bị quấy rối hay tấn công tình dục. Vụ việc hiện vẫn đang được điều tra.

Theo hãng tin AP, hành động làm sạch những con sâu của quân đội Mỹ ngày 8-12 xảy ra trong bối cảnh chỉ trong năm 2020, tại căn cứ Fort Hood đã có đến 25 quân nhân chết vì nhiều lý do bao gồm: tự tử, bị giết hoặc tử vong do tai nạn.

Thông cáo của quân đội Mỹ cho biết "khi một lãnh đạo cấp cao đánh mất lòng tin và sự tín nhiệm của chỉ huy hoặc lãnh đạo cấp dưới, việc cho người đó về vườn là phù hợp và cần thiết".

Ông McCarthy cũng thông báo về một chính sách mới đảm bảo quân đội sẽ "tối đa mọi nỗ lực để tìm kiếm quân nhân mất tích". 

Theo chính sách này, các chỉ huy xếp quân nhân mất tích vào diện "vắng mặt không xác định" trong tối đa 48 giờ, đồng thời tìm mọi cách để xác định vị trí của người này và thẩm định liệu việc họ vắng mặt có là tự nguyện không trước khi xếp họ vào diện vắng mặt không phép.

Úc - Ấn ký thỏa thuận cho phép sử dụng căn cứ quân sự của nhau Úc - Ấn ký thỏa thuận cho phép sử dụng căn cứ quân sự của nhau

TTO - Hôm 4-6, Úc và Ấn Độ đã ký thỏa thuận cho phép hai nước tiếp cận các căn cứ quân sự của nhau để tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi phòng thủ chung. Động thái này được đánh giá sẽ gây sự chú ý cho Trung Quốc.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp