1. Căng thẳng
Vòng đời của tóc gồm 3 giai đoạn: tăng trưởng, nghỉ ngơi và rụng. Căng thẳng sẽ dẫn đến rối loạn chu kỳ tóc, khiến tóc rơi nhiều hơn trong giai đoạn rụng.
Biện pháp: tập yoga, thiền hoặc đến gặp bác sĩ tâm lý là những biện pháp tích cực giúp giải tỏa stress và ngăn rụng tóc.
2. Mang thai
Hiện tượng rụng tóc sau sinh là do mất cân bằng hormone, kích thích cơ thể sinh ra chất gây rụng tóc.
Biện pháp: Mái tóc sẽ tự phục hồi trong vòng 6-12 tuần. Hoặc bạn có thể sử dụng một số loại vitamin như Viviscal giúp cải thiện độ dày của mái tóc nhanh chóng.
3. Thiếu máu
Đây là tình trạng thiếu sắt trong máu, dẫn đến không đủ tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, kéo theo mệt mỏi, suy nhược, đau đầu và rụng tóc.
Biện pháp: Bạn nên bổ sung thức ăn giàu sắt (cá, rau xanh, thịt bò…) vào chế độ dinh dưỡng của mình.
4. Yếu tố di truyền
Nếu bạn sinh ra từ một gia đình có những người phụ nữ mắc chứng rụng tóc, bạn cũng có nguy cơ rụng tóc ở một độ tuổi nhất định.
Biện pháp: Bạn có thể dùng kem bôi hoặc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Buộc tóc quá chặt
Thói quen này sẽ gây áp lực lên các nang tóc, vừa tạo nếp xấu cho tóc vừa gây gãy rụng tóc.
Biện pháp: Buộc tóc thấp, lỏng vừa dễ thương và không ảnh hưởng đến mái tóc. Bạn nên dùng dây vải dày thay vì thun buộc tóc.
6. Rối loạn ăn uống
Phần nhiều phụ nữ bị rụng tóc là do chế độ ăn uống không đầy đủ. Việc nuôi dưỡng mái tóc khá khó khăn, do tóc là phần cuối cùng nhận được chất dinh dưỡng và phần đầu tiên bị mất chất dinh dưỡng.
Biện pháp: Tóc được tạo thành nhờ protein, nên cần một nguồn cung cấp protein ổn định để phát triển đầy đủ. Bạn nên kết hợp hài hòa protein động vật và thực vật như: trứng, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, các loại hạt, rau.
7. Suy giảm tuyến giáp
Tuyến giáp giúp cơ thể sản xuất hormone trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển. Suy giảm tuyến giáp sẽ cản trở quá trình trao đổi chất và hậu quả là gây rụng tóc.
Biện pháp: Bạn nên làm xét nghiệm tuyến giáp và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi tuyến giáp trở lại bình thường, rụng tóc sẽ giảm dần.
8. Sấy tóc với nhiệt độ cao
Thói quen này sẽ phá hủy cấu trúc tóc, hủy hoại các chất bảo vệ tóc, dẫn đến tóc khô, chẻ ngọn và gãy rụng.
Biện pháp: Để an toàn hơn cho tóc, gội đầu xong bạn nên lau khô bằng khăn mềm, sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải và giữ tóc cách máy sấy 15-20 cm. Bạn chỉ cần sấy tới khi tóc vẫn còn ẩm để giữ lại độ ẩm cho tóc.
9. Giảm cân đột ngột
Giảm cân đột ngột là một loại chấn thương vật lý dẫn đến rụng tóc do thiếu hụt vitamin và khoảng chất.
Biện pháp: Hãy đảm bảo một chế độ ăn uống giàu protein và vitamin.
10. Nhuộm uốn tóc thường xuyên
Hóa chất trong thuốc nhuộm có thể phá vỡ các lớp biểu bì cung cấp các sắc tố cho tóc và bảo vệ thân tóc, làm tóc yếu gãy rụng.
Biện pháp: Các lần nhuộm tóc nên cách nhau ít nhất 8 tuần và bạn nên sử dụng dầu ủ tóc giúp tái tạo lớp biểu bì và giữ lại độ ẩm cho tóc.
11. Chăm sóc da đầu kém
Chăm sóc da đầu không đúng cách sẽ sinh ra gàu, cản trở quá trình phát triển của tóc và thậm chí rụng tóc.
Biện pháp: Bạn nên sử dụng các loại dầu gội trị gàu uy tín. Nếu biện pháp này không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như vẩy nến hoặc nhiễm nấm.
12. Hội chứng đa nang buồng trứng
Đây là hiện tượng rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Hội chứng này dẫn đến sản sinh quá nhiều nội tiết tố nam androgen, làm rối loạn chu kỳ phát triển của tóc.
Biện pháp: Điều trị hội chứng đa nang buồng chứng sẽ giúp cân bằng nội tiết tố và phục hồi rụng tóc. Phương pháp điều trị bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục cũng như các liệu pháp cụ thể để tránh khả năng vô sinh và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận