Có gần 3% số chung cư hiện nay xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân. Ảnh: TTXVN
Tổng cộng các thành phố trong cả nước có khoảng 3.000 chung cư. Trong số này có 108 chung cư đang xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân, chiếm khoảng 3%.
Ông Nguyễn Trần Nam, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam, cho biết các tranh chấp chung cư đang gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh của xã hội, cũng như quyền lợi của người dân, quyền lợi của chủ đầu tư. Việc xảy ra tranh chấp ở chung cư không chỉ tại Việt Nam, mà ở hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ khác như: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Úc… Các tranh chấp chủ yếu diễn ra trong việc thành lập ban quản trị nhà chung cư; lựa chọn đơn vị quản lý vận hành; xác định diện tích sử hữu chung - riêng; quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì; công tác phòng cháy chữa cháy chung cư…
Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển nhà ở. Nhiều địa phương đã tích cực triển khai Chiến lược phát triển nhà ở, trong đó việc phát triển các khu chung cư cao tầng, khu liền kề, đáp ứng được nhu cầu cao về nhà ở của người dân. Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Xây dựng quy định ở các thành phố lớn, đô thị, đặc biệt ở các đô thị cấp 1, tỷ lệ nhà chung cư phải chiếm 80%. Do vậy, việc quản lý, vận hành nhà chung cư là vấn đề hết sức cấp bách cũng như lâu dài.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận