Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Nền kinh tế Việt Nam trải qua năm 2021 đầy biến động, khó khăn bởi COVID-19. Bên cạnh "mảng tối" của hệ lụy bệnh toàn cầu, Việt Nam vẫn gặt hái những kết quả ngoạn mục, nhiều "điểm sáng" xuất hiện ở từng doanh nghiệp, mỗi ngành nghề và cả nền kinh tế.
Điểm lại những dấu ấn của nền kinh tế Việt Nam năm qua, báo Tuổi Trẻ cùng các chuyên gia đã chọn lại 10 sự kiện kinh tế nổi bật 2021 để giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh về các mảng sáng - tối của bức tranh kinh tế 2021, hướng đến năm 2022 đầy kỳ vọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã xác định mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Đại hội nêu rõ, mục tiêu đến năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ là nước phát triển, có thu nhập cao. Còn 24 năm để Việt Nam hiện thực "giấc mơ hóa rồng", để ghi danh vào hàng các quốc gia có thu nhập cao, đời sống cả vật chất lẫn tinh thần người dân được nâng cao, đất nước sẽ hùng cường, thịnh vượng… Đó cũng là ước mơ, khát vọng và mục tiêu để vươn lên của mỗi người dân và của cả dân tộc khi nhìn về tương lai.
Ngày 11-10-2021, Chính phủ ban hành nghị quyết 128, đánh dấu cột mốc chuyển từ chiến lược "Zero COVID-19" sang "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", giúp các địa phương mở cửa, đặc biệt là TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Quan điểm và giải pháp trong nghị quyết mở ra một bước ngoặt, tạo ra những cơ hội để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phục hồi phát triển kinh tế.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo các doanh nghiệp đều có chung nhận định nghị quyết 128 đã "cởi trói" về mặt chính sách chống dịch, gạt bỏ tư duy "ngăn sông cấm chợ", giúp việc đi lại, lưu thông hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt, việc phòng, chống dịch đã trao về tay doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động. Các chuỗi đứt gãy đã được nối lại, việc sản xuất, giao thương, đầu tư… đã liền mạch khiến cho nền kinh tế ghi nhận những tín hiệu lạc quan.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định qua gần 2 tháng thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ, tình hình dịch bệnh kiểm soát được trên phạm vi toàn quốc và tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc với nhiều điểm sáng.
Tăng trưởng dù ở mức thấp nhất trong thập kỷ vừa qua do đại dịch nhưng cuối cùng, GDP vẫn tăng trưởng dương. Lần đầu tiên từ khi thống kê GDP theo quý kể từ năm 2000, Việt Nam ghi nhận một quý tăng trưởng âm (quý 3, GDP giảm 6,17%). Riêng đầu tàu kinh tế TP.HCM dẫn đầu với mức giảm GDP tới 24,39%.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho biết từ lúc đổi mới từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam chưa khi nào tăng trưởng âm sâu như vậy, do đó đây là sự kiện kinh tế "không thể bỏ qua" khi nhìn lại năm 2021.
Nền kinh tế thế giới trượt dốc vì COVID-19 khiến Việt Nam cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy suy thoái bởi Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên vượt qua giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng, Việt Nam đã có những cú "lội ngược dòng" khi các chỉ số kinh tế đều bật lên nhờ vào xuất khẩu, thu hút FDI, tiêu dùng nội địa... Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước cán mốc 668,5 tỉ USD, ước tăng tới 123 tỉ USD so với năm 2020 và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4 năm nay ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý 4 các năm 2011-2019. Trong khi đó, GDP cả năm 2021 ước tính tăng 2,58% (quý 1 tăng 4,72%, quý 2 tăng 6,73%, quý 3 giảm 6,02%, quý 4 tăng 5,22%).
Lần đầu tiên sản xuất kiểu "thời chiến", nhà xưởng là pháo đài, một cách sản xuất chưa có tiền lệ như "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến"... Mặc dù còn nhiều vướng mắc trong giai đoạn đầu nhưng phương thức sản xuất trên cũng hỗ trợ các doanh nghiệp phần nào để duy trì sản xuất trong những lúc dịch căng thẳng nhất.
Các phương thức vừa chống dịch, vừa sản xuất đã giúp các doanh nghiệp vẫn đảm bảo "mục tiêu kép" khi vừa chống dịch, vừa sản xuất và giữ công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do tính chất của mô hình và đặc thù của nhà xưởng, mô hình này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và đã "hoàn thành sứ mệnh" của mình khi các doanh nghiệp đã quay trở lại sản xuất trong trạng thái "bình thường mới".
Nhìn lại quãng thời gian "3 tại chỗ", các chủ doanh nghiệp và cả người lao động đều nói với Tuổi Trẻ đây là giai đoạn vô cùng đặc biệt, phải có sự đồng lòng, chia sẻ và thậm chí thấu hiểu, cảm thông giữa người lao động và doanh nghiệp mới có thể duy trì mô hình này đến khi chấm dứt.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã chuyển qua làm việc từ xa (Work From Home), hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức lại bộ máy, kế hoạch kinh doanh, thay đổi phương thức làm việc của doanh nghiệp… trước vòng xoáy và hệ lụy của COVID-19.
Dù gặp cú sốc toàn cầu bởi đại dịch nhưng Việt Nam vẫn là điểm sáng để các nhà đầu tư ngoại tìm đến đầu tư. Tập đoàn LEGO đầu tư nhà máy trung hòa cacbon tại tỉnh Bình Dương, chạy bằng năng lượng mặt trời, tổng vốn 1 tỉ USD. Nhiều dự án FDI lớn khác cũng được các nhà đầu tư ngoại đổ vốn vào, bên cạnh đó, vốn đầu tư gián tiếp cũng vào mạnh. Như thương vụ Sumitomo Mitsui mua 49% cổ phần FE Credit với giá 1,4 tỉ USD.
Trong năm 2021, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục phục hồi, vốn đăng ký mới và tăng thêm giữ xu hướng tăng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Trong đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20-12-2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỉ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường bất động sản cả nước xôn xao vụ đấu giá đất tại khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM, với mức trúng đấu giá lên tới gần 2,4 tỉ đồng, gấp 8 lần giá khởi điểm. Cuộc đấu giá diễn ra kịch tính với sự xuất hiện của nhiều "đại gia", dư luận cả nước đặc biệt quan tâm. TP.HCM thu 37.000 tỉ đồng từ đấu giá 4 lô đất ở Thủ Thiêm.
Cách làm công khai và hướng đi mới cho giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch rồi đấu giá tăng doanh thu cho Nhà nước mà doanh nghiệp được cạnh tranh lành mạnh, người dân cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên không ít lo lắng về mặt bằng giá đất tăng, băn khoăn khả năng có chủ ý nhằm kéo mặt bằng giá chung cho khu vực đó lên cao.
Cũng còn nhiều lo ngại giá đất bị đẩy lên cao từ các cuộc đấu giá, cơ hội tiếp cận nhà ở của đại bộ phận người dân sẽ trở nên xa vời hơn. Thế nhưng, điều này cũng mở ra một hướng nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế để tối đa hóa nguồn lực đất đai.
Dịch COVID-19 được đánh giá là chất xúc tác để thúc đẩy tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam. Người Việt dùng thương mại điện tử tăng vọt, thúc đẩy chuyển đổi số, phương thức kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Thông thường quy trình thay đổi hình thái kinh doanh của doanh nghiệp có thể mất nhiều năm mới hoàn thành thì nay họ chỉ tiến hành trong vài tháng, thúc đẩy kinh tế thực sang kinh tế số.
Dịch bệnh đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn thanh toán không tiền mặt, giúp giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng tiện ích, thanh toán mọi thời điểm, mọi khoảng cách... Trong đó, chương trình "Ngày không tiền mặt" do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước đã góp phần quan trọng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong suốt nhiều năm qua.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được ghi nhận sẽ là thị trường phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỉ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021.
Thị trường chứng khoán bùng nổ kỷ lục của hơn 20 năm qua dẫn đến nghẽn sàn HoSE. Nhiều thời điểm, nhà đầu tư không nắm được quan hệ cung cầu trong giao dịch hoặc không thể mua, bán chứng khoán... Các nhà đầu tư chỉ thực hiện được giao dịch trong buổi sáng, vì chỉ khoảng 14h là hệ thống quá tải, không nhận lệnh. FPT và Sovico xung phong giải quyết. Hệ thống mới của FPT đi vào hoạt động giải quyết được nghẽn lệnh, thanh khoản trung bình từ 15.000 tỉ đồng/phiên tăng lên kỷ lục 56.000 tỉ đồng/phiên, VN-Index lập kỷ lục lịch sử và vượt 1.500 điểm.
Đại dịch có thể là sự tác động bất ngờ và nặng nề trong một thời gian ngắn nhưng cũng trong khoảng thời gian đó thị trường chứng khoán thăng hoa. Nhiều chuyên gia đầu tư nhận định dòng tiền đang ngày một rẻ hơn trong dịch bệnh nên càng có nhiều lý do để đổ vào thị trường chứng khoán. Nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán, dòng tiền như thác đổ vào thị trường khiến mọi kỷ lục bị xô đổ trong năm nay. Chứng khoán đang chứng tỏ là kênh huy động nguồn tiền trong dân hàng đầu. Việc có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán là lợi thế cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, không cần quá phụ thuộc vào vay vốn ở ngân hàng.
Hãng xe Việt tung 2 mẫu xe điện trên đất Mỹ, cạnh tranh với hãng xe nổi tiếng là niềm tự hào về nền công nghiệp ôtô điện là Tesla. VinFast có sự khởi đầu đầy nỗ lực, với tiềm năng lẫn thách thức khi "đánh bắt xa bờ" ở thị trường châu Âu, châu Mỹ… Doanh nghiệp Việt chấp nhận bước ra sân chơi quốc tế, cạnh tranh sòng phẳng về sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao.
Xe điện của VinFast cũng chính thức bàn giao cho người tiêu dùng Việt. Từ hãng xe đi sau so với các thương hiệu lâu đời khác nhưng VinFast đã bứt phá với vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng nền công nghiệp ôtô điện, bắt nhịp với xu hướng của thế giới.
Việc Chính phủ đồng ý lộ trình mở cửa đón khách quốc tế và ngay sau đó Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã có hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đã giúp các doanh nghiệp đón khách quốc tế trở lại thí điểm từ tháng 11-2021.
Hiện hàng không đang chuẩn bị tái khởi động mạng bay quốc tế, trước mắt 9 thị trường được định hướng khơi thông nối lại các chuyến bay thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore. Khôi phục du lịch và mở đường bay quốc tế thu hút quan tâm cũng là bệ đỡ giúp phục hồi kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận