30/04/2019 10:43 GMT+7

10 loại bệnh mùa hè cần tránh

LAN ANH - DS PHẠM THIÊN NHIÊN
LAN ANH - DS PHẠM THIÊN NHIÊN

TTO - Thông tin từ Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) cho biết dù mới vào đầu mùa nhưng bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản. Đây là ca mắc viêm não Nhật Bản đầu tiên ghi nhận được trong mùa hè năm nay.

10 loại bệnh mùa hè cần tránh - Ảnh 1.

Tắm biển ngày nắng gắt nên dùng các biện pháp chống nắng - Ảnh: Đông Hà

Để phòng tránh viêm não Nhật Bản, các bác sĩ khuyến cáo gia đình cần cho trẻ tiêm văcxin viêm não Nhật Bản đủ mũi và đúng lịch, với hai mũi cách nhau 1 tháng khi trẻ đủ 1 tuổi, mũi thứ ba sau đó 1 năm và tiêm nhắc lại mỗi 5 năm. 

Ngoài ra, cần tránh để trẻ bị muỗi đốt và từ đó có thể lây các bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản...

10 loại bệnh mùa hè mà trẻ em thường gặp và những lời khuyên để phòng vệ.

Viêm tai khi đi bơi

Là một bệnh nhiễm trùng ở ống tai ngoài xảy ra khi nước bị giữ lại trong tai, giúp vi khuẩn dễ phát triển. Trẻ em rất dễ bị nhiễm trùng tai ở bể bơi hoặc biển. 

Bệnh này khiến tai ù, ngứa và có thể đau đớn. Một số trẻ em (hoặc người lớn) cũng có thể bị mất thính giác tạm thời. Nên dùng thuốc nhỏ tai sát trùng và có thể tránh được bằng cách đeo nút tai khi cho các bé đi bơi.

Say nắng

Say nắng xảy ra khi chơi đùa quá lâu ở ngoài trời dẫn đến nhiệt độ cơ thể cực kỳ cao. Say nắng có thể gây ra mạch nhanh, mất phương hướng, buồn nôn, lưỡi sưng khô, da đỏ và nóng. Trong trường hợp nặng, say nắng có thể khiến người bệnh bất tỉnh. 

Để tránh say nắng, hãy giữ trẻ chơi trong mát trong những ngày nắng nóng và cho uống nhiều nước để tránh mất nước.

Sốt phát ban

Thường nổi những nốt hồng hoặc đỏ ở đầu cổ vai gây ngứa và khó chịu. Sốt phát ban thường do mặc quần áo dày khi trời nóng. Nên mặc quần áo mát mỏng để giảm nguy cơ. Bệnh thường biến mất sau một hoặc hai ngày.

Viêm mũi dị ứng

Bệnh thường gây ra do dị ứng với phấn hoa hoặc bụi bặm trong môi trường, làm cho màng nhầy của mắt mũi bị ngứa và viêm, gây chảy nước mũi, nhảy mũi, chảy nước mắt liên tục. 

Viêm mũi dị ứng có triệu chứng như cảm lạnh thông thường và là một tình trạng phổ biến thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. 

Nó có thể nhẹ ở một số người, nhưng cũng có thể nặng đối với một số trẻ. Nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường và tránh các yếu tố gây dị ứng.

Bệnh chàm

Bệnh chàm là một bệnh da phổ biến thường tái phát gây ra khó chịu trên cơ thể. Bệnh do dị ứng, thường gặp trong mùa hè. Ánh nắng mặt trời gay gắt có thể khiến da bị khô, gây kích ứng. Mồ hôi tăng nhiều cũng có thể làm bệnh nặng, ngứa nhiều hơn. 

Nếu trẻ bị bệnh chàm, hãy cố gắng lau sạch da khi trời nóng để giảm sự tích tụ mồ hôi. Mặc quần áo thoáng mát để da có thể thở và giảm kích ứng.

Bệnh Lyme

Mùa hè là mùa của loài ve, khi trẻ chơi ở những khu vực có nhiều cây sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với con ve bị nhiễm bệnh. Ban đầu, những con ve này chỉ bám trên các loài động vật như chuột và các loài gặm nhấm khác. 

Tuy nhiên, nếu động vật này tiếp xúc với bé, bệnh sẽ lây lan. Tránh để trẻ mặc quần áo để lộ nhiều da sẽ có nguy cơ mắc bệnh Lyme. Đôi khi những con ve này hay bám vào vật nuôi trong nhà, do đó nếu có nuôi thú cưng, hãy để ý đến chúng.

Khi cho trẻ đi chơi, đi du lịch mùa hè có thể gặp các nguy cơ như ngã, rối loạn tiêu hóa, sốt virút do thời tiết thay đổi, thực phẩm lạ, các gia đình nên chuẩn bị men tiêu hóa, thuốc hạ sốt, băng cầm máu… để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Ngộ độc thực phẩm

Thức ăn trong mùa hè rất dễ bị ôi thiu. Nhiệt độ cao giúp vi khuẩn phát triển làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 

Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng, trong một số trường hợp trẻ bị sốt cao. Bảo vệ trẻ, chống ngộ độc thực phẩm bằng cách đảm bảo thức ăn được nấu chín, giữ vệ sinh tốt trong bếp, tránh ăn ngoài đường hoặc các hàng quán kém vệ sinh.

Bệnh tay chân miệng

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em và nhũ nhi với triệu chứng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước làm đau ở lưỡi, nướu, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Cách ngừa bệnh tốt nhất là chú trọng đến công tác phòng bệnh. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, vệ sinh đồ chơi...

Ong chích

Ong chích có nhiều khả năng xảy ra trong mùa hè và có thể gây chấn thương cho trẻ nhỏ. Dạy con trẻ hãy bình tĩnh khi xung quanh có những con ong thì sẽ ít bị chích hơn. Chớ nên bỏ chạy hoặc vùng vẫy tay chân chỉ làm tăng cơ hội ong đốt mà thôi.

Tổn thương mắt

Chớ nên bỏ qua trong mùa hè. Các tia UVA và UVB từ mặt trời sẽ gây hại cho mắt vì mắt trẻ em trong suốt hơn mắt người lớn. Một chiếc mũ rộng vành sẽ tăng thêm sự bảo vệ cho đôi mắt của trẻ.

Du khách trốn nắng nóng, tour điều chỉnh lịch tham quan

TTO - Vào những thời điểm nắng nóng lên tới 35-36 độ C, du khách hầu như vắng bóng đi dạo ở các tuyến đường Trần Phú, Bạch Đằng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Thái Học... lẫn các đường ven biển, ven sông Hàn (Đà Nẵng).

LAN ANH - DS PHẠM THIÊN NHIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp