Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - Không chấn động như những câu chuyện ‘sục sôi’, nhưng năm 2017 đã khép lại với những câu chuyện như cổ tích giữa đời thường, làm lay động hàng triệu trái tim người đọc Tuổi Trẻ Online…
Ba tháng trước, ngày 29-9, chị Nguyễn Phước An Uyên đã ghi lại cảnh học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) cúi đầu chào bác bảo vệ trước khi vào trường và chia sẻ lên mạng xã hội, chạm đến trái tim nhiều người. Một hình ảnh mà theo bạn đọc là ‘không đẹp mà là quá đẹp’.
Chỉ trong vòng vài ngày đã có đến 40.000 người "like" (thích), hơn 9.000 lượt "share" (chia sẻ) trên mạng xã hội và hàng trăm bạn đọc TTO tranh luận. Tại sao một chuyện "bình thường" như vậy lại chạm đến trái tim của nhiều người đến thế?
Nhưng câu chuyện cúi chào chắc chắn không nên chỉ xảy ra trước cổng trường học, mà nên ở nhiều nơi hơn nữa, như chỗ làm việc, công sở, ở những quán xá, dịch vụ… Mong rằng trong năm 2018, giữa bộn bề cuộc sống, điều bình thường như vậy không được phép bị lãng quên!
Sáng 24-10, bạn đọc Lê Minh Thu gửi đến TTO dòng chữ: "Tôi đọc cay khóe mắt luôn. Tôi rất xúc động và đang khát khao xã hội mình ngày phát huy hết giá trị tốt đẹp của mọi người. Cuộc sống vì mọi người thật cao cả và không lời nào để tả hết sự hạnh phúc đó".
Những lời khen có cánh đó dành cho anh sinh viên năm tư Vũ Huy Cảng - khoa Công nghệ Cơ khí (Đại học Điện Lực Hà Nội).
Cảng kể tầm trưa 20-10, khi đang chạy xe ôm ở khu Mỹ Đình, thì có một anh mặc bộ đồ xây dựng vẫy xe, chở đến trụ sở ngân hàng. Lúc trở ra anh ấy gửi nhờ gói đồ trong cốp xe. Thế nhưng khi xuống xe, cả hai đều quên mất gói đồ.
Thế là Cảng xách xe tìm đến nhiều địa chỉ, hi vọng gặp lại người khách lạ. Cuối cùng, Cảng quyết định ra công an phường Quang Trung, quận Đống Đa, rồi rất may đến 12h đêm anh ấy mới tới. Và đến hơn 1h sáng 21-10, Cảng vui vẻ rời khỏi trụ sở công an sau khi bàn giao 320 triệu đồng cho vị khách bỏ quên…
23h đêm 7-9, trong khi đang cố gắng dập tắt đám cháy tại nhà số 9 đường 10A, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM, một bức tường ở tầng 1 của ngôi nhà bất ngờ đổ sập làm thượng úy Phạm Phi Long (31 tuổi) tử vong tại chỗ. Hạ sĩ Phạm Tấn Quốc (24 tuổi) và hạ sĩ Bùi Văn Dũng (20 tuổi) bị thương nặng.
Trong ngôi nhà số F10/27 ấp 6, xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh), Người vợ mang bầu 8 tháng ôm đứa con 2 tuổi vào lòng, cố gượng để trụ vững trước cú sốc.
Thượng úy Long 31 tuổi, chị Phượng mới 29, hai vợ chồng kết hôn mới được hơn 3 năm. Bé Phạm Hữu Phát được hơn 2 tuổi. Sắp có với nhau 2 mặt con nhưng anh Long liên tục vắng nhà vì công việc. Mấy lần hai vợ chồng định đi du lịch mà anh Long vì lo trực chiến nên hủy.
Hạ sĩ Phạm Tấn Quốc (24 tuổi) nhớ lại, khi tiếp cận đám cháy, ngọn lửa rất lớn, rất nhiều quần áo cũ được đóng thành kiện bén lửa ngùn ngụt, mùi khét nồng nặc. Quốc được giao nhiệm vụ cùng anh Long và hạ sĩ Bùi Văn Dũng (20 tuổi) ôm lăng chữa cháy tiếp cận từ phía cửa sổ để dập lửa.
Do cửa sắt kiên cố, lửa táp ra, khói đen nghi ngút nên việc phá cửa rất khó khăn. Khi các chiến sĩ đang bám trên mái tôn thì bất ngờ lầu 1 căn nhà đổ sập.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng (năm 1945), qua đời hồi 23h20 đêm 5-11 tại nhà riêng 34 Hoàng Diệu, Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.
Vốn có tinh thần yêu nước, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, qua sự giới thiệu của ông Vũ Đình Huỳnh, ông bà Trịnh Văn Bô đã dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm nơi làm việc.
Vợ chồng thương nhân ấy không hề biết trong đoàn cán bộ năm ấy ở cùng gia đình có Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu Chính phủ. Cũng trong thời gian ở ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Chỉ ít ngày sau đó, hưởng ứng Tuần lễ vàng do Chính phủ phát động, gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng, trong khi ngân khố trống rỗng.
Ngoài ra, vợ chồng thương nhân Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong ban vận động Tuần lễ vàng, khích lệ giới công thương và nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.
Sinh thời, ông bà có nghĩa cử cao đẹp với đời, với dân với nước, được triệu triệu người ngưỡng mộ. Nay khi bà mất, di nguyện của bà càng làm người đời ngưỡng mộ thêm: dặn dò đám tang không khoa trương, tiền phúng điếu bà cũng dặn chia cho người nghèo, con cháu chớ có sử dụng! Thật là một tấm lòng cao cả để ngàn vạn người noi theo.
12h ngày 11-10, anh Đinh Hữu Dư, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Yên Bái, đã bị lũ cuốn trôi khi đang tác nghiệp tại cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái.
Sự cố xảy ra khi anh Dư đang đứng trên cầu quay phim để ghi nhận tình hình mưa lũ khiến nước sông dâng cao. Cầu bất ngờ bị sập khiến anh Dư và 3 người khác rơi xuống và bị dòng nước cuốn đi.
Trong đó có một người là nhà báo Đinh Hữu Dư, phóng viên thường trú của TTXVN tại Yên Bái. Anh Dư bị rơi xuống sông trong khi đang đứng trên cầu quay phim tình hình mưa lũ.
Hơn hai ngày sau, khoảng 15h chiều 13-10, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Yên Bái mới tìm thấy thi thể anh Đinh Hữu Dư tại khu vực cầu Văn Phú. (TP Yên Bái), cách hiện trường tai nạn (tức cầu Ngòi Thia ở thị xã Nghĩa Lộ) khoảng 100km.
Anh Đinh Hữu Dư sinh năm 1988, quê Ninh Bình, tốt nghiệp khoa Báo chí, Học viện Báo và Tuyên truyền khóa 27 (2007-2011), là đảng viên trẻ được kết nạp từ trường đại học.
Ngay từ khi ra đời, con trai của NSƯT Quốc Tuấn tên là Nguyễn Anh Tuấn (tên ở nhà là Bôm) đã mắc căn bệnh hiểm nghèo APERT (bệnh xương cứng sớm cục bộ). Trẻ mắc căn bệnh này sẽ có xương hộp sọ bị cứng sớm, trong khi não vẫn phát triển. Để não được phát triển bình thường, đứa trẻ sẽ phải trải qua nhiều đợt phẫu thuật mổ "nới" hộp sọ cho phù hợp với sự phát triển của não.
Suốt 15 năm qua, hai cha con Bôm đã cùng trải qua những ca phẫu thuật sinh tử, trong đó có những ca đại phẫu cưa xương sọ. Câu chuyện của họ thông qua chương trình "Điều ước thứ Bảy" phát sóng tháng 9-2017 đã khiến nhiều người xúc động.
Sau nhiều năm chiến đấu với bệnh tật, Bôm đã thi đỗ và nằm trong top 5 thí sinh có điểm cao nhất vào Học viện Âm nhạc Quốc gia. Hành trình kỳ lạ của Bôm đã có những ngã rẽ không ngờ.
Trong ngày khai giảng tại học viện, Bôm đã bất ngờ xuất hiện trên sân khấu dành tặng cha mẹ một bản nhạc. Nhìn Bôm hồn nhiên chơi đàn, không chỉ vợ chồng Quốc Tuấn mà những người có mặt đều rớm lệ.
Sáng ngày 2-10, hàng trăm bác sĩ, sinh viên và bệnh nhân đã chờ kết thúc buổi chào cờ sáng thứ 2, để được chào tạm biệt người lãnh đạo người thầy bác sĩ của mình một người đặc biệt: cựu Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu T.Ư Nguyễn Anh Trí, ông Trí chính thức nghỉ hưu từ ngày 1-10.
Tuy nhiên trong khoảng 10 năm làm Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu T.Ư, ông Trí và các cộng sự đã làm thay đổi bệnh viện này với nhiều cải cách hiếm bệnh viện làm được, góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành huyết học truyền máu đặc biệt là ở khu vực miền Bắc, nâng tỷ lệ máu hiến tặng từ người tình nguyện lên chiếm đa số trong tổng số máu sử dụng trong điều trị cho người bệnh.
Buổi chia tay đặc biệt cảm động và có nhiều giọt nước mắt khi giáo sư Trí đã đến từng phòng ban chia tay cán bộ nhân viện.
Năm 2017 không chỉ có câu nói nổi tiếng: "Tôi về hưu rồi muốn xử sao thì xử…" mà còn có nhiều con người âm thầm, lặng lẽ cống hiến vô điều kiện như bác sĩ Trí, một nhân cách đáng ngưỡng mộ
Một người đàn ông trung niên chạy chiếc xe ba gác máy. Đến đoạn ôm cua, xe mất lái..., ông ủi vô phía sau một chiếc xe hơi. Và người lái xe ba gác bị hất mạnh về phía sau, ngã lăn xuống đường...
Tôi dừng lại giúp đỡ người chạy ba gác và giật mình khi nhìn thấy đèn của chiếc xe hơi trị giá hơn 4 tỉ đồng đã vỡ.
Thế rồi, một người đàn ông từ trên xe hơi mở cửa bước xuống, tiến lại gần. Ông ngồi xuống chỗ tôi và người lái xe ba gác đang loay hoay, hỏi:
- Anh có bị làm sao không, có cần đi bệnh viện không? Sao anh bất cẩn vậy? Đưa tay tui xem nào!
Ông ta không quan tâm đến cái bóng đèn xe của mình đang bị bể, mà vẫn cố buộc lại vết thương cho anh lái xe ba gác.
Tui thấy anh ấy nhét vào trong túi áo của anh lái xe ba gác ít tiền gì đó rồi nói: "Làm ăn cẩn thận chú ạ. May là gặp tui, không là công toi rồi. Chút về coi ghé trạm xá nào đó cho nó băng bó vết thương. Bảo trọng nghen...".
Nói xong ông lên xe rời đi với chiếc xe bị bể mất một bóng đèn. Tôi tần ngần nhìn theo chỉ kịp thấy chiếc xe mang biển số Sài Gòn.
Tự dưng tôi thấy hôm nay ở đâu cũng đẹp, những con người đẹp, nắng đẹp, và một Sài Gòn rất đẹp!
Những nụ cười cũng như những giọt nước mắt yêu thương là những hình ảnh đáng nhớ, khoảnh khắc xúc động của Ngày hội Hoa hướng dương 'Vì bệnh nhi ung thư'. Ngày hội nằm trong chuỗi chương trình kỉ niệm 10 năm Ngày hội Hoa hướng dương do báo Tuổi Trẻ khởi xướng, tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM vào ngày 26-11.
Chương trình mang tên công dân trẻ TP.HCM Lê Thanh Thúy - "đóa hương dương" bị ung thư xương nhưng luôn đau đáu nỗi niềm "làm gì đó cho các em nhỏ" - tiếp tục được phát triển và lan tỏa. Và ngày hội Hoa hướng dương được tổ chức đều đặn, vào những lần tưởng niệm ngày mất của Thúy hằng năm.
Tại Hà Nội, những giọt nước mắt đã lăn dài trên đôi má của những bậc phụ huynh khi dõi theo những đứa con của mình tung tăng múa ca trên sân khấu của ngày hội.
Tại TP.HCM, hàng ngàn đóa hoa hướng dương, hàng ngàn quả bóng bay hi vọng, hàng trăm chiếc áo, bức tường ước nguyện cũng màu vàng và tất cả ánh vàng trong đôi mắt trong trẻo của các bệnh nhi mang lại không gian ấm áp, hi vọng cho mọi người.
Hàng trăm điều ước trên giường bệnh của các bệnh nhi đã được người tham gia trực tiếp thực hiện và gần 300 người đã tham gia hiến máu trong sáng 26-11.
Ngày hội hoa hướng dương lần thứ 10 đã khép lại với hơn 1,8 tỉ đồng được đóng góp, gần 200/800 điều ước của bệnh nhi đã được nhận thực hiện
Sáng 3-11, báo Tuổi Trẻ tổ chức lễ khánh thành Trường mầm non An Hiệp (xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).
Đây là ngôi trường được xây dựng bằng tấm lòng của bạn đọc báo Tuổi Trẻ sau sự kiện ngày 13-12, trận lũ quét kinh hoàng đã nhấn chìm ngôi trường gần 2m nước. Trong cơn nguy khốn, bốn cô giáo Võ Thị Thu Sương (hiệu trưởng), Nguyễn Thị Hòa (hiệu phó), Thái Thị Tuyết Hồng và Lê Thị Kim Hằng cho các cháu học sinh đu lên ba bệ cửa sổ của phòng học và ngồi lên đầu tủ đựng hồ sơ của trường cao gần 2m. Mỗi cô "phụ trách" một cửa sổ và trông coi chiếc tủ.
Trong khi cho các cháu đu trên cửa sổ, bé Đỗ Khánh Thương (5 tuổi) đuối quá bị rơi xuống nước. Mực nước trong phòng học lúc này đã lút đầu người lớn. Cô Nguyễn Thị Hòa không quản hiểm nguy, lặn vớt bé Thương, đưa lên đầu tủ ngồi. Lúc đó, cô và trò ôm nhau mà khóc.
Báo Tuổi Trẻ đã trao giải thưởng "Bạn đồng hành quanh tôi" cho 4 cô giáo. Trao giải thưởng "Làm báo cùng Tuổi Trẻ" hai cộng tác viên Kim Thủy và Ngọc Thắng - tác giả của bài viết "Thà cô chết chứ không để trò chết". Bài báo giành được 3 giải thưởng lớn nhân Ngày báo chí 21-6. Riêng tâm sự ‘thà cô chết" của bốn cô giáo đã được trường THPT Lộc Phát, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đưa vào đề thi học kỳ I, môn Ngữ văn dành cho học sinh khối 11.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự