28/03/2013 08:49 GMT+7

10 cách nâng cao mức độ hạnh phúc trong sự nghiệp

VŨ HUYỀN (Theo Usnews)
VŨ HUYỀN (Theo Usnews)

TTO - Hạnh phúc trong sự nghiệp là điều ai cũng muốn, nhưng nhiều người thậm chí đã đi quá nửa sự nghiệp vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc thực sự trong công việc.

os56XNTO.jpgPhóng to
Ảnh: realgrowth.com
TTO - Hạnh phúc trong sự nghiệp là điều ai cũng muốn, nhưng nhiều người thậm chí đã đi quá nửa sự nghiệp vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc thực sự trong công việc.

Lea McLeod, CEO và là người sáng lập Degrees of Transition - một công ty cung cấp các dịch vụ nghề nghiệp cho người mới tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào thị trường lao động, cho rằng nguyên nhân là do câu hỏi đầu tiên bạn đặt ra khi tìm việc.

“Nhiều người thường tự hỏi Mình muốn loại hình công việc nào? Mình muốn trở thành người như thế nào mà không hỏi Mình cần làm gì để thực sự hạnh phúc trong công việc?”, McLeod nói.

Dưới đây là 10 điều bạn nên thực hiện ngay bây giờ để có một sự nghiệp hạnh phúc.

Nếu bạn là người đang đi làm, hãy:

“Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ là một trong những yếu tố bên ngoài có thể tác động sâu sắc tới mức độ hạnh phúc của bạn”, McLeod nói.

Vì vậy, hãy nuôi dưỡng mối quan hệ với đồng nghiệp bạn yêu quý và hạn chế thời gian với những người bạn không thích. Bên cạnh đó, tìm kiếm một người cố vấn hoặc người muốn được bạn cố vấn có thể gia tăng sức mạnh cho mạng lưới, tái tạo năng lượng làm việc và mang lại nhiều niềm vui hơn cho bạn.

Nhiều khi chúng ta quá quen thuộc với công việc hằng ngày mà quên mất bức tranh toàn cảnh rằng chúng ta làm việc để làm gì. Ghi nhớ mục đích thực sự của công việc có thể khiến từng bước tiến hằng ngày của bạn trở nên ý nghĩa hơn. Hãy luôn hỏi bản thân: “Công việc của mình có tác động thế nào tới cuộc sống người khác? Mục đích lớn hơn mà công ty đang cố gắng đạt được là gì?”.

Sự biết ơn có tác động lớn tới mức độ hạnh phúc. Trong một nghiên cứu năm 2003 đăng trên tờ báo Tâm lý cá nhân và xã hội, nhà nghiên cứu Robert A.Emmons và Michael E.McCullough đề nghị người tham gia viết ra 5 điều họ biết ơn cho mỗi tuần trong 10 tuần liên tục. Cuối cuộc nghiên cứu, Emmons và McCullough nhận thấy mức độ hạnh phúc của họ tăng lên 25%. Đây chỉ là một trong nhiều nghiên cứu chứng tỏ sự biết ơn và hạnh phúc gắn liền với nhau. Do đó, đừng kiệm lợi cảm ơn những người xung quanh khi họ giúp đỡ bạn hay đơn giản là rủ bạn đi ăn trưa.

Sự nhàm chán chính là kẻ thù của hạnh phúc trong khi thử thách bản thân là một trong những cách để theo đuổi hạnh phúc. Trong một bài báo gần đây trên Business Insider, chuyên gia nghề nghiệp Healther Huhman khuyên mọi người nên bước ra khỏi “vùng an toàn” của mình. “Hãy đề nghị những việc bạn không thường làm, chẳng hạn hỏi sếp xem liệu bạn có thể theo nhân viên ở phòng khác để học hỏi về những khía cạnh khác nhau trong công việc của công ty”, Huhman nói.

Điều này tạo ra sự đa dạng và thú vị hơn trong công việc và bạn có thể “ghi điểm” với cấp trên như một nhân viên tích cực, người sẵn sàng đảm nhận thử thách mới.

Bạn dành tới 1/3 thời gian của cuộc đời mình cho công việc, vì thế đừng dành 2/3 thời gian còn lại để nghĩ về nó. Khi bạn rời văn phòng, hãy thay đổi hướng tập trung của mình như ở bên gia đình, đi du lịch, giảm cân - những điều giúp bạn trở thành một người hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Nếu bạn đang thất nghiệp/chuyển đổi công việc, hãy:

Một thống kê của Trung tâm nghiên cứu quốc gia thuộc Trường đại học Chicago chỉ ra những công việc có mức độ thỏa mãn cao nhất là những công việc có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới người khác như công việc chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ người khác và mang tính sáng tạo. Khi chọn lựa một sự nghiệp mới, hãy xem xét công việc mà bạn có thể đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 8 trong 10 công việc hạnh phúc nhất không phải là vị trí lãnh đạo. Thay vào đó là những công việc với thời gian làm việc linh hoạt như nhà tâm lý học, lính cứu hỏa hoặc có mức độ độc lập cao như nhà văn, nghệ sĩ. Điều này cho thấy dù lựa chọn công việc tiếp theo không phải là bước lên một nấc thang mới với con đường đã đi nhưng phù hợp với giá trị, mong muốn của mình, bạn sẽ có mức độ thỏa mãn cao hơn.

Có thể bạn mất việc. Có thể lĩnh vực bạn hoạt động đang chững lại. Có thể bạn đã chọn sai việc. Trong quá trình thay đổi công việc, có nhiều lý do để giận dữ với thế giới và thất vọng về bản thân. Nhưng đắm chìm trong cảm giác khó chịu đó sẽ không khiến bạn thoải mái hơn. “Người hạnh phúc sẽ không gắn chặt cuộc đời mình với hoàn cảnh hiện tại. Để tiến lên, bạn cần tập trung vào tương lai”, McLeod nói.

Thật ra mức lương có vai trò quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định sự thỏa mãn trong công việc. Sau một vài nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc gần đây của CareerBliss, giám đốc công ty Heidi Golledge nhanh chóng kết luận rằng: “Hạnh phúc rõ ràng không song song với mức lương. Một khi nhu cầu cơ bản được thỏa mãn, khoản tiền nhiều hơn trong công việc là điều tốt nhưng không định hướng hạnh phúc của nhân viên”. Vì vậy, đừng để niềm hạnh phúc của bạn lệ thuộc vào đồng tiền.

Trong quá trình chuyển đổi công việc, sự thiếu thông tin có thể khiến bạn bối rối, lo sợ, thậm chí trầm cảm. Để loại bỏ sự mập mờ, hãy dành thời gian để nghiên cứu về công việc mới. Liên lạc trực tiếp tới công ty để hỏi thông tin, nghiên cứu online, thực tập, tình nguyện - càng có nhiều dữ liệu, bạn sẽ càng chắc chắn về sự lựa chọn của mình và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho tương lai. Đó sẽ là công việc bạn hài lòng và cảm thấy hạnh phúc nhất.

VŨ HUYỀN (Theo Usnews)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp