26/09/2020 08:25 GMT+7

1.000 doanh nghiệp các tỉnh bán đặc sản, dân Sài Gòn kéo nhau đi mua

NGUYỄN TRÍ
NGUYỄN TRÍ

TTO - Trong ngày thứ 2 của Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các địa phương năm 2020, nhiều đặc sản được người tiêu dùng TP.HCM hào hứng chọn mua.

1.000 doanh nghiệp các tỉnh bán đặc sản, dân Sài Gòn kéo nhau đi mua - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chí Thành (bìa trái), quản lý bán hàng Công ty NextFood, giới thiệu sản phẩm thạch nha đam với người tiêu dùng TP.HCM tại Hội nghị kết nối cung cầu 2020 - Ảnh: NG.TRÍ

Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các địa phương năm 2020 (diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 tại nhà thi đấu Phú Thọ, Q.11, TP.HCM) với sự tham gia của 1.000 doanh nghiệp đến từ 41 địa phương.

Vừa hối hả nhập hàng chục ký chả bò Đà Nẵng còn nóng hổi để kịp bán cho khách, đại diện cơ sở chả bò Cô Huệ (Q.Tân Bình) cho biết vừa bán xong ngày đầu cơ sở đã "cháy hàng" chả bò. Các sản phẩm như bơ, mãng cầu, sầu riêng của cửa hàng đặc sản Đắk Lắk được nhiều khách chọn mua, nhân viên bán hàng không kịp trở tay.

Hơn 70kg trái cây các loại đã được đơn vị này bán hết, đang nhập thêm 120kg để bán cho 2 ngày còn lại. Đại diện các gian hàng bánh tráng Tây Ninh, nem, chả, bánh ít Bến Tre, khô Bạc Liêu... cho biết lượng hàng bán ra đã vượt kỳ vọng, dự kiến sức mua còn tăng mạnh trong 2 ngày cuối tuần.

Dù gắn kết chặt chẽ với chương trình kết nối cung cầu nhưng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết mục đích chính là trực tiếp giới thiệu sản phẩm của đơn vị đến với người tiêu dùng TP.HCM, chứ không kỳ vọng đưa được sản phẩm vào các siêu thị do không hiệu quả bởi "lỗ thì nhà sản xuất chịu, còn lời thì chia cho nhà phân phối".

Theo ông Nguyễn Chí Thành - quản lý bán hàng Công ty NextFood (TP.HCM), sau khi "gõ cửa" 5 siêu thị lớn, ông quyết định từ bỏ ý định đưa sản phẩm vào kênh bán lẻ hiện đại này. "Các siêu thị đều yêu cầu mức chiết khấu 18-30% tùy thời điểm và phải chấp nhận công nợ 3-6 tháng, chưa kể tiền gối đầu, đặt cọc... khiến tôi nản và bỏ cuộc", ông Thành cho biết.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Huỳnh Trang - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho rằng chương trình kết nối cung cầu chủ yếu tạo điều kiện cho bên bán và bên mua tiếp xúc, thương thảo, định hướng đầu ra của sản phẩm cho nhà cung cấp.

Ban tổ chức chương trình không thể can thiệp hay yêu cầu các siêu thị có chính sách thu mua khác biệt với các đơn vị tham gia chương trình này. "Các nhà phân phối cũng gặp khó khi nhiều sản phẩm của nhà cung cấp không có sự ổn định về chất và sản lượng, không thỏa mãn điều kiện vận chuyển", bà Trang nói.

Gần 2.000 mặt hàng đặc sản, nông sản tiếp cận người tiêu dùng TP.HCM Gần 2.000 mặt hàng đặc sản, nông sản tiếp cận người tiêu dùng TP.HCM

TTO - Gần 2.000 mặt hàng của 597 nhà cung ứng đã quy tụ tại Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa năm 2020 giữa TP.HCM và các địa phương. Sau 8 năm thực hiện, gần 3.190 hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết với giá trị thực hiện 4.500 tỉ đồng/năm.

NGUYỄN TRÍ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp